Nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên làm công tác TTQT

Một phần của tài liệu rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 100 - 101)

Cán bộ TTQT của NHTM nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế gây khó khăn, dẫn đến rủi ro cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHCT Việt Nam nói riêng. Do đó, cần phải tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ của người lao động trong lĩnh vực này. Đó là: cán bộ thanh toán cần nắm vững, bám sát các văn bản pháp lý, những thông lệ, tập quán, quan điểm giải quyết sự việc trên các thị trường khác nhau, như: URC 522, URR 525, UCP 500, ISBP 645, ISBP 681. Ví dụ, với tư cách là ngân hàng của người xuất khẩu phải căn cứ vào UCP để đòi đối phương trả tiền đúng hạn; khi đại diện cho người nhập khẩu phải phải nghiêm chỉnh thực hiện UCP để giữ vững và tạo niềm tin trên trường quốc tế. Ngoài ra, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong nội bộ ngân hàng và với ngân hàng bạn, nâng cao nghiệp vụ liên quan như nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm ngoại thương, chú trọng cập nhật các quy định và luật pháp nhà nước về xuất nhập khẩu, hay tổ chức các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn để đào tạo sâu hơn về chuyên môn thanh toán. Những khoá học này cần mở rộng cho mọi nhân viên có điều kiện tham gia. Mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm về TTQT giảng dạy để các cán bộ và nhân viên ngân hàng trong các bộ phận liên quan đến thanh toán ngoại thương có điều kiện trau dồi về nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ.

Muốn thực hiện được nghiệp vụ TTQT, các ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ được đào tạo và thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT, sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị trong hoạt động TTQT. Song, trừ các sở giao dịch trung ương và một vài chi nhánh ở thành phố lớn là có cán bộ tương đối thành thạo nghiệp vụ, còn

phần lớn ở các chi nhánh trình độ cán bộ còn chưa cao. Việc đào tạo nghiệp vụ cho các chi nhánh trình độ cán bộ còn chưa có hiệu quả cao, vì vậy tổ chức các lớp học cũng chỉ là sự hỗ trợ giúp các chi nhánh thực hiện nghiệp vụ TTQT. Bản thân các giáo viên tham gia giảng dạy ở các lớp học trên cũng chưa đào tạo chính quy mà chỉ thông qua công việc thực tiễn để rút ra kinh nghiệm sau đó truyền đạt lại.

Do vậy, NHCT Việt Nam cần tổ chức thêm các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ TTQT cho cán bộ ngoại thương của các doanh nghiệp và các lớp nâng cao trình độ cho các cán bộ của hệ thống ngân hàng mình. Vì qua thực tế công việc, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi giao dịch với ngân hàng thiếu hiểu biết về trình tự thực hiện của các phương thức TTQT.

Hình thành các bộ phận tư vấn cho khách hàng, với một đội ngũ cán bộ tư vấn có trình độ hiểu biết sâu rộng để tư vấn cho khách hàng, thậm chí có thể tham dự cùng khách hàng khi được yêu cầu để đàm phán ký kết hợp đồng thương mại nhằm thoả thuận được điều khoản thanh toán có lợi nhất, như tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng thanh toán, loại hình thư tín dụng …

Một phần của tài liệu rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 100 - 101)