Khái niệm, đặc điểm của tố cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 36)

"Tố cáo" theo từ điển Tiếng Việt là: "1. Báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó, 2. Vạch trần hành động xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn" [65, tr. 1008].

Theo khoản 2, Điều 2, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 quy định:

Tố cáo là việc công dân, theo thủ tục Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức [53].

TSKH.PGS.Lê Cảm đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm tố cáo như sau:

Tố cáo trong luật tố tụng hình sự là việc cá nhân theo trình tự và thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định báo cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người tiến hành tố tụng nào trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc/và thi hành án hình sự đã gây nên (hoặc đe dọa gây nên) thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức cũng như lợi ích của Nhà nước [13, tr. 118].

Tại điểm 2.5 mục 2 Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT ngày 10/8/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo quy định:

"Tố cáo trong tố tụng hình sự" là việc cơng dân báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, mà họ cho rằng hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức [75].

Tuy nhiên, một số khái niệm trên còn chưa thể hiện rõ tính đặc thù của tố cáo. Chẳng hạn, chưa phân biệt được tố cáo với tố giác tội phạm, dễ gây nhầm lẫn giữa tố cáo trong hình sự với tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Chính vì vậy, để khắc phục những nhược điểm trên, có thể đưa ra khái niệm khoa học về tố cáo trong tố tụng hình sự như sau:

Tố cáo trong tố tụng hình sự là việc cơng dân theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và/hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức. Hành vi vi phạm pháp luật đó chưa có dấu hiệu của tội phạm.

Từ phân tích ở trên, ta có thể đưa ra một số đặc điểm của tố cáo, cụ thể:

Thứ nhất, phạm vi tố cáo trong tố tụng hình sự chỉ là hành vi của

người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng. Do hành vi thực hiện, nên các quyết định tố tụng không phải đối tượng của tố cáo. Số lượng hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo không hạn chế.

Thứ hai, chủ thể có quyền tố cáo là công dân. Pháp luật không quy

định tổ chức là chủ thể của tố cáo. Xuất phát từ việc ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người bị tố cáo nếu nội dung tố cáo sai sự thật nên trách nhiệm của người tố cáo khi thực hiện quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật là rất quan trọng. Người tố cáo phải nhận thức, buộc phải nhận thức và chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo của mình. Trường hợp tố cáo sai sự thật, vu khống, người tố cáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm tương ứng và bị cá thể hóa trách nhiệm. Đó cũng là lý do tại sao chỉ có cá nhân mới có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự mà khơng quy định là tổ chức.

Thứ ba, chủ thể có quyền tố cáo trong tố tụng hình sự cũng tương tự

như tố cáo trong các lĩnh vực khác là quyền của mọi cơng dân có đủ năng lực pháp luật. Pháp luật khơng hạn chế bởi chỉ có những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Bất cứ hành vi tố tụng nào trái pháp

luật xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc của người khác đều bị tố cáo.

Thứ tư, hành vi vi phạm pháp luật này trước khi bị tố cáo chưa bị phát

hiện ra. Bất cứ người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị phát hiện và bị tố cáo.

Thứ năm, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo trong tố tụng hình sự phải chưa có dấu hiệu của tội phạm. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật này có dấu hiệu của tội phạm thì khơng thực hiện và giải quyết theo quy trình tố cáo mà chuyển sang một quy trình khác, đó là quy trình giải quyết về tố giác tội phạm. (Xem cụ thể mục 1.2.3.2. Phân biệt tố cáo trong tố tụng hình sự với tố giác tội phạm).

Những đặc điểm này phản ánh sự khác biệt của tố cáo trong tố tụng hình sự với Luật Khiếu nại, tố cáo; với tố giác tội phạm... đồng thời cũng cho thấy tính chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của người tố cáo cũng như nguy cơ bị nguy hiểm đối với người tố cáo. Vì vậy, trong số các quyền của người tố cáo, có hai quyền khác biệt so với quyền của người khiếu nại, đó là các quyền mang tính bảo vệ người tố cáo: 1) quyền yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình và 2) quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ. Điều này xuất phát từ nguy cơ bị đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo từ phía người bị tố cáo và những người khác có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)