Phân biệt khiếu nại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng với khiếu nại bản án có hiệu lực pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 38 - 40)

nại bản án có hiệu lực pháp luật; tố cáo với tố giác tội phạm; phân biệt với Luật Khiếu nại, tố cáo; khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai và các lĩnh vực khác

1.2.4.1. Phân biệt khiếu nại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng với khiếu nại bản án có hiệu lực pháp luật khiếu nại bản án có hiệu lực pháp luật

Điều 325, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "... khiếu nại đối với bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì khơng giải quyết theo quy định tại chương này mà được giải quyết theo quy định tại các chương XXIII, XXIV, XXX và XXXI của Bộ luật này" [51].

Như vậy, nếu không chú ý, sẽ nhầm lẫn khiếu nại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng với khiếu nại quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật. Bản chất của khiếu nại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là "kiến nghị với người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm". Đối với thủ tục giám đốc thẩm, Điều 272 Bộ luật Tố tụng

hình sự quy định về giám đốc thẩm như sau: "Giám đốc thẩm là xét lại bản

án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án". Tuy nhiên,

không phải bất cứ công dân, hay tổ chức nào cũng có quyền kháng nghị. Chỉ người có thẩm quyền mà pháp luật quy định mới có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục này. Để vụ án được giám sát một cách chặt chẽ bởi quyền được phát hiện những vi phạm đối với bản án, quyết định trên, Điều 274 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cơng dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thơng báo cho

người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 Bộ luật này" [51].

Thơng báo ở đây chính là văn bản khiếu nại bản án và quyết định của

Tịa án có hiệu lực pháp luật mà cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tương tự như khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm, khiếu nại theo thủ tục tái thẩm cũng được Điều 292 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ:

Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án

hoặc quyết định mà Tịa án khơng biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cơng dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó [51].

Việc phân biệt khiếu nại, tố cáo hành vi tố tụng, quyết định tố tụng với khiếu nại bản án, quyết định có hiệu lực của Tịa án được thể hiện ở các đặc điểm sau:

- Về chủ thể: đối với khiếu nại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Chủ thể là mọi công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại, không phải chỉ là người bị ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp trực tiếp từ quyết định, bản án trên.

- Khơng có chủ thể bị khiếu nại. Theo quy định trên, Tòa án ra quyết định, bản án nhân danh Nhà nước, nên không phải là quyết định tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Đối tượng khiếu nại là bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án. Bản án, quyết định này là những quyết định, bản án đặc biệt, được Tòa án Nhân danh Nhà nước ban hành sau khi đã thực hiện xong các hoạt động tố tụng.

- Chỉ có một số chủ thể đặc biệt mới có quyền kháng nghị các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên trên.

- Quy trình giải quyết khiếu nại bản án, quyết định có hiệu lực của Tịa án được giải quyết theo quy định chung của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)