Thủ tục và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 70 - 73)

- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền khiếu nại quyết định,

2.3.2.2. Thủ tục và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự

Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định:

1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Trong trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tịa án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng khơng q chín mươi ngày.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật này.

3. Tố cáo liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam phải được Viện kiểm sát xem xét, giải quyết ngay. Trong trường hợp phải xác minh thêm thời thì thời hạn khơng q ba ngày [51].

Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy, quy trình giải quyết tố cáo với cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo đơn giản hơn so với quy trình giải quyết khiếu nại.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết, đây là nguyên tắc cơ bản về quy trình giải quyết tố cáo: tố cáo một cấp và giải quyết trực tiếp trên cơ sở mối quan hệ giữa người đứng đầu với người cấp dưới trong nội bộ cơ quan.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cấp trên có trách nhiệm giải quyết, đây là quy trình giải quyết tố cáo một cấp và giải quyết trực tiếp trên cơ sở mối quan hệ giữa cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới trong một loại cơ quan tiến hành tố tụng.

Tố cáo hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố xem xét, giải quyết, đây là quy trình giải quyết tố cáo một cấp và giải quyết trực tiếp trên cơ sở mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

Thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng khơng q chín mươi ngày. Có thể cụ thể hóa theo sơ đồ sau:

Thời hạn 60/90 ngày

Trường hợp tố cáo liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam phải được Viện kiểm sát xem xét, giải quyết ngay. Trong trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn khơng q ba ngày.

Cụ thể hóa khoản 3 Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự, mục 2.3 phần III Thông tư liên tịch số 02 quy định:

Khi giải quyết tố cáo có liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam cần thực hiện như sau:

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cấp trên

Hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cấp dưới

a) Quy định tại khoản 3 Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam chỉ áp dụng đối với tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt tạm giữ, tạm giam của cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và Viện kiểm sát;

b) Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo lệnh của cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn hoặc truy tố giải quyết;

c) Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo lệnh của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết. Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo lệnh của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết;

d) Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo lệnh của Phó Chánh án do Chánh án Tịa án giải quyết. Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo lệnh của Chánh án Tòa án do Tòa án cấp tên trực tiếp giải quyết. Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo lệnh của Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tịa, Phó Chánh tịa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

Thời hạn giải quyết tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam của Tòa án được thực hiện theo quy định về thời hạn tại khoản 3 Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự;

đ) Nếu khơng thuộc trường hợp cần phải có thời gian để xác minh, thì thời hạn giải quyết tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện

pháp bắt, tạm giữ, tạm giam là hai mươi bốn giờ, kể từ khi nhận được tố cáo;

e) Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm liên quan phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn mười hai giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu [75].

Đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật ngoài hoạt động tố tụng của cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân khác thuộc cơ quan tiến hành tố tụng thì xử lý theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)