Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 1980

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 40 - 43)

2.1. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp trước

2.1.3. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 1980

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), Việt Nam bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. Trong

bối cảnh một quốc gia vừa thoát khỏi chiến tranh, Đảng và Nhà nước đã đặt ưu tiên cho việc phát triển kinh tế, xã hội và cả thiện đời sống người dân. Với quan điểm như vậy, cùng với ảnh hưởng của pháp luật ở các nước xã hội chủ nghĩa, các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội tiếp tục được đề cao, được ghi nhận qua sự ra đời của Hiến pháp 1980.

Một trong những đặc điểm quan trọng của Hiến pháp năm 1980 khi ghi nhận quyền con người và xác lập quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam là các quy định đó nằm rải rác từ các chương I đến Chương V. Hiến pháp năm 1980 quy định các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội như sau:

Về quyền kinh tế, Hiến pháp năm 1980 quy định hai quyền mới so với Hiến pháp 1959 tại các Điều 3, Điều 58, đó là quyền làm chủ về kinh tế tại Điều 3, lao động có việc làm tại Điều 58.

Hiến pháp năm 1980 quy định bốn quyền nữa của công dân đó là quyền của cá nhân đang sử dụng đất tiếp tục được sử dụng đất và hưởng kết quả lao động của mình , quyền làm chủ tập thể của xã viên trong việc quản lí hợp tác xã , quyền sở hữu của người lao động riêng lẻ những công cụ sản xuất được phép khi được lao động riêng lẻ và được Nhà nước bảo hộ quyền này.

Đặc biệt, Hiến pháp 1980 quy định sáu quyền kinh tế mới của nhóm (tập thể) công dân đó là: quyền của công dân làm chủ kinh tế, quyền của tập thể lao động tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế; quyền của nhân dân làm chủ tư liệu sản xuất và lực lượng sản xuất, phân phối; quyền của tập thể đang sử dụng đất, quyền của hợp tác xã và các tổ chức tập thể khác được sở hữu tư liệu sản xuất và các tài sản khác và được Nhà nước bảo vệ quyền này.

Về quyền văn hóa, Hiến pháp năm 1980 giữ nguyên sáu quyền văn

hóa của công dân mà Hiến pháp năm 1959 đã quy định và bổ sung một quyền mới (các Điều 5, 60, 72). Sáu quyền văn hóa dành cho mọi cá nhân công dân đó là: “quyền về học tập” [25, Điều 60], “sáng tác văn học, sáng tác nghệ

thuật, tham gia các hoạt động văn hóa khác, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kỹ thuật” [25, Điều 72]. Một quyền văn hóa dành cho cộng đồng công dân là “quyền của các dân tộc được dùng tiếng nói, chữ viết, phát huy các phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình”[25, Điều 5].

Về quyền xã hội, Hiến pháp năm 1980 quy định năm quyền xã hội tại

các Điều 59, 61, 62, 63, 64 cho mọi cá nhân công dân gồm: nghỉ ngơi của người lao động, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền có nhà ở, bình đẳng nam, nữ , và quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.

Đối với quyền xã hội của những cá nhân công dân trong những hoàn cảnh đặc biệt, yếu thế, dễ bị tổn thương, trong đó có các quyền:

Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân khi về hưu, già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đôi với viên chức” [25, Điều 59],

Nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương đối với nữ công nhân, viên chức; phụ nữ được hưởng phụ cấp sinh đẻ đối với xã viên hợp tác xã” [25, Điều 63];

Được Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đối với trẻ em” [25, Điều 65];

Được Nhà nước và xã hội giúp đỡ, quan tâm, giáo dục đối với thanh niên” [25, Điều 66];

Được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh; được hưởng chế độ khen thưởng và chăm sóc đối với người có công với cách mạng; được Nhà nước và xã hội giúp đỡ đối với người già; được nhà nước và xã hội giúp đỡ đối với người tàn tật; được nhà nước và xã hội nuôi dạy đối với trẻ mồ côi [25, Điều 74]. Đối với quyền xã hội của những nhóm (tập thể) cá nhân công dân trong những hoàn cảnh đặc biệt, có: “quyền của gia đình liệt sĩ được hưởng chính

sách ưu đãi của Nhà nước, quyền của gia đình có công với cách mạng được hưởng chế độ khen thưởng và chăm sóc của Nhà nước” [25, Điều 74].

Từ những quy định trên có thể rút ra một số nhận xét sau

Có thể thấy Hiến pháp 1980 đã kế thừa và phát triển ở trình độ khá cao các Hiến pháp trước về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam trong bối cảnh cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế “Sự mở rộng các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong bản Hiến pháp đã nâng hệ thống pháp luật Việt Nam lên một tầm cao mới, thuộc vào dạng tiến bộ bậc nhất thế giới về mặt pháp điển hóa nhóm quyền này” [34, tr.73].

Tuy nhiên, việc mở rộng các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, đây là nhóm quyền đòi hỏi nguồn lực vật chất lớn trong việc bảo đảm thực hiện quyền, trong khi đó đất nước chưa có sự chuẩn bị đầy đủ thích đáng các tiền đề cho việc thực hiện chúng. Đây là một biển hiện sai lầm theo kiểu chủ quan duy ý chí mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã mắc phải sau chiến tranh. Chính sai lầm này đã dẫn đến hậu quả tương tự như giai đoạn 1945 -1975 là việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong giai đoạn này chỉ đạt về số lượng, chứ chưa đạt về chất lượng.

Ví dụ Điều 61, Hiến pháp 1980 quy định: “Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe. Nhà nước thực hiện chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền” [25, Điều 61]. Như vậy, có nghĩa là mọi người dân đều có quyền chăm sóc sức khỏe miễn phí, tuy nhiên trong điều kiện đất nước thời kỳ đó, thuốc men và trang thiết bị y tế rất nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn nên các bệnh viện đều quá tải về số bệnh nhân, chất lượng điều trị thì rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)