Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong đó có tham gia các Điều ƣớc quốc tế liên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 86)

5. Cơ cấu của luận văn

3.4. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong đó có tham gia các Điều ƣớc quốc tế liên

quốc tế liên quan đến phòng, chống tội phạm rửa tiền

Tội phạm rửa tiền thƣờng là tội phạm có tổ chức và có tính chất quốc tế, trong đó những kẻ phạm tội sử dụng hệ thống tài chính quốc tế cởi mở để thu lợi từ dòng vốn dịch chuyển tự do trên toàn thế giới và che giấu các nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản tiền tội lỗi và tiếp tục những hoạt động phi pháp của chúng. Trong bối cảnh của cuộc chiến chống rửa tiền dựa trên quan điểm toàn cầu, việc các cơ quan ở các nƣớc khác nhau trên toàn cầu nhanh chóng trao đổi thông tin và tiến hành hợp tác quốc tế đã và đang trở thành một điều kiện tiên quyết cho thành công.

Hợp tác quốc tế ngày càng cần thiết ở mọi giai đoạn điều tra chống rửa tiền (AML) (đó là các giai đoạn thu thập thông tin tình báo tài chính, điều tra và truy tố). Ví dụ, ở giai đoạn thu thập thông tin tình báo tài chính đối với một vụ rửa tiền, các đơn vị tình báo tài chính (FIU) cần phải trao đổi thông tin với các đối tác của họ ở nƣớc ngoài để có thể phân tích một cách đúng đắn các báo cáo về hoạt động đáng ngờ và các thông tin tài chính đƣợc tiết lộ khác. Có thể nói là những việc đúng nhƣ vậy cũng cần thiết cho giai đoạn điều tra để cảnh sát có thể điều tra thành công các vụ rửa tiền. Khả năng trao đổi thông tin nhanh chóng với các đối tác nƣớc ngoài mà không gặp phải một trở

ngại hoặc chậm trễ phi lý nào đang ngày càng trở thành một nét chủ yếu của bất kỳ một FIU, cơ quan thi hành pháp luật hoặc công tố nào. Để hợp tác quốc tế hiệu quả trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền thì Việt Nam cần thực hiện đầy đủ các điều kiện tiên quyết sau đây: (1) xây dựng năng lực trong nƣớc một cách toàn diện và có hiệu quả; (2) phê chuẩn và thực hiện các công ƣớc quốc tế liên quan đến rửa tiền và tài trợ cho khủng bố; và (3) tuân thủ các khuyến nghị của Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), đó là, Bốn mươi khuyến nghị về rửa tiền (Bốn mươi khuyến nghị) và chín khuyến nghị đặc biệt về tài trợ cho khủngbố (Những khuyến nghị đặc biệt), cũng nhƣ các tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành khác.

Thứ nhất, về xây dựng năng lực trong nƣớc một cách toàn diện và có hiệu quả. Để làm đƣợc điều này thì việc bố trí sẵn mọi cơ quan cần thiết và giao cho các cơ quan đó mọi quyền hạn, trách nhiệm, đội ngũ cán bộ và ngân sách cần thiết để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả là điều kiện tiên quyết để một nƣớc có thể hợp tác với các đối tác của mình trên tầm quốc tế.

Ngoài ra, về phía hệ thống tƣ pháp hình sự, Việt Nam cần có lực lƣợng cảnh sát hữu hiệu có kỹ năng chuyên môn và đƣợc tập huấn về điều tra hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố cũng nhƣ có một hệ thống xét xử/công tố hoạt động và không tham nhũng. Việc xây dựng năng lực và tuyển chọn cán bộ một cách đúng đắn cho những cơ quan nhƣ vậy sẽ tạo nền móng cho một khuôn khổ hiệu quả và toàn diện để chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố, ở các tầm trong nƣớc và quốc tế.

Thứ hai, về việc phê chuẩn và thực hiện các công ƣớc quốc tế. Tất cả các nƣớc nên ký và phê chuẩn những công ƣớc thích hợp đã đƣợc Liên Hợp Quốc

(UN) thông qua: cụ thể là các nƣớc nên ký và phê chuẩn Công ước UN về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất hướng thần (năm 1988) (Công ước Viên), Công ước UN về chống tài trợ cho khủng bố (năm 1999), và Công ước UN về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (năm 2000) (Công ước Palécmô). Những hành động này là một phần trong các khuyến nghị của FATF.

Thứ ba, về thực thi các khuyến nghị của FATF và các tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành khác. Việt Nam cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế hiện có về chống tội phạm có tổ chức, rửa tiền, và chống tài trợ cho khủng bố. Những tiêu chuẩn này bao gồm các khuyến nghị của FATF đƣợc áp dụng đối với mọi lĩnh vực của luật pháp của một nƣớc để chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Nó cũng bao gồm Những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả ngành ngân hàng do Ủy ban Basle về giám sát ngân hàng (Ủy ban Basle) thông qua, và Các nguyên tắc về chú ý xác đáng tới khách hàng của Uỷ ban này; các tiêu chuẩn khác do Hiệp hội quốc tế các giám sát viên bảo hiểm (IAIS), Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO).

Tóm lại, việc tăng cƣờng hợp tác quốc tế không chỉ chứng minh những nỗ lực của Việt Nam trong việc phòng, chống rửa tiền mà còn giúp cho việc phòng, chống rửa tiền trở nên hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền còn giúp Việt Nam nhận đƣợc những sự hỗ trợ không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cả sự hỗ trợ về mặt tài chính để nâng cao năng lực của các cơ quan phòng, chống rửa tiền. Ví dụ dự án “Tăng cƣờng năng lực của các cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật trong công tác phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam” do Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)