5. Cơ cấu của luận văn
3.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến tội rửa tiền
- Hoàn thiện pháp luật về phòng chống các tội phạm nguồn của tội rửa tiền nhƣ: tham nhũng, buôn lậu, ma túy, mại dâm, cờ bạc v.v..
Nhƣ phân tích ở trên, tội phạm nguồn của tội rửa tiền là tội phạm chính tạo ra thu nhập mà khi thu nhập đó đƣợc rửa sẽ dẫn đến tội rửa tiền. Một trong các nguyên nhân làm gia tăng hoạt động rửa tiền đó là việc tồn tại nhiều các khoản thu nhập bất hợp pháp. Hiện nay, các khoản thu nhập bất hợp pháp ở Việt Nam xuất phát chủ yếu từ các hoạt động bao gồm tham nhũng, buôn lậu, ma túy, mại dâm, cờ bạc v.v.. Chính vì vậy, để phòng, chống rửa tiền có
hiệu quả thì trƣớc hết phải ngăn chặn có hiệu quả những khoản thu nhập bất hợp pháp phát sinh từ các loại tội phạm này. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về phòng chống các loại tội phạm là cơ sở phát sinh các khoản thu nhập bất hợp pháp nhƣ tham nhũng, buôn lậu, ma túy, mại dâm, cờ bạc v.v.. có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng, chống rửa tiền. Các tội phạm này đƣợc coi là tội phạm nguồn của tội rửa tiền.
Nỗ lực quốc tế đầu tiên chống lại việc rửa tiền đƣợc nêu trong Công ƣớc Viên. Tuy nhiên, Công ƣớc Viên là một công cụ quốc tế kiểm soát ma tuý và các tội phạm nguồn của tội rửa tiền chỉ liên quan đến các hành vi buôn bán bất hợp pháp ma tuý. Công ƣớc Palécmô quy định nghĩa vụ đối với tất cả các quốc gia thành viên phải quy định “với phạm vi rộng nhất” các tội phạm nguồn của tội rửa tiền.
Khuyến nghị số 4 trong phiên bản năm 1996 của 40 khuyến nghị của FATF đã nêu rõ rằng các tội phạm nguồn phải “dựa trên các tội nghiêm trọng”. Tuy nhiên, cả Công ƣớc Palécmô và phiên bản năm 1996 của 40 khuyến nghị của FATF đều không xác định chi tiết thế nào là “phạm vi rộng nhất” các tội phạm nguồn hay thế nào là “các tội nghiêm trọng”. Do đó, phạm vi các tội phạm nguồn sẽ do toà án mỗi nƣớc quyết định, chỉ tuân theo yêu cầu của Công ƣớc Viên là việc buôn bán bất hợp pháp ma tuý phải đƣợc coi là tội phạm nguồn.
Phạm vi các tội phạm nguồn nói trong phiên bản hiện nay của 40 khuyến nghị đƣợc mở rộng hơn rất nhiều. Khuyến nghị 1, rất dài dòng, bắt đầu bằng việc nhắc lại ngôn ngữ trƣớc đây của Công ƣớc Palécmô và phiên bản năm 1996 của 40 khuyến nghị rằng các nƣớc cần phải quy định tội rửa tiền là tội phạm nghiêm trọng nhằm quy định phạm vi rộng nhất các tội phạm nguồn của
phạm nguồn khuyến nghị nêu (với mức tối thiểu), các nƣớc phải quy định “phạm vi các tội trong từng loại tội đã đƣợc chỉ định”.
Có 20 loại tội đã đƣợc chỉ định là tội phạm nguồn:
+ Tham gia vào một nhóm tội phạm có tổ chức và kiếm tiền bằng những thủ đoạn bất chính;
+ Khủng bố, bao gồm cả việc tài trợ cho khủng bố; + Buôn bán ngƣời và chuyên chở lén lút ngƣời di trú; + Bóc lột tình dục, bao gồm cả bóc lột tình dục trẻ em; + Buôn bán bất hợp pháp ma tuý và các chất hƣớng thần; + Buôn lậu vũ khí;
+ Buôn lậu hàng hoá trộm cắp và các hàng hoá khác; + Tham nhũng và hối lộ;
+ Gian lận; + Làm tiền giả;
+ Làm giả và vi phạm quyền tác giả của các tác phẩm; + Phạm tội về môi trƣờng;
+ Giết ngƣời, gây thƣơng tích nặng;
+ Bắt cóc trẻ em; giam giữ và bắt làm con tin một cách bất hợp pháp + Cƣớp hoặc trộm cắp;
+ Buôn lậu; + Tống tiền;
+ Giả mạo giấy tờ; + Cƣớp biển; và
+ Mua bán tay trong và thao túng thị trƣờng.
- Xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền thay cho Nghị định về Phòng, chống rửa tiền
Việc xây dựng Xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền thay cho Nghị định về Phòng, chống rửa tiền là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay vì những lý do sau:
Thứ nhất, rửa tiền là một hoạt động liên quan chặt chẽ với các loại tội phạm khác nhƣ tham nhũng, buôn lậu…Vì vậy, một văn bản quy phạm ở mức Nghị định do Chính phủ ban hành chƣa đủ cơ sở pháp lý để phòng, chống rửa tiền có hiệu quả.
Thứ hai, để chứng minh với cộng đồng quốc tế về quyết tâm phòng, chống rửa tiền của Việt Nam thì một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Hoàn thiện pháp luật về các định chế tài chính liên quan đến rửa tiền theo hƣớng nâng cao vai trò các tổ chức tài chính. Việc hoàn thiện pháp luật về các định chế tài chính phải hƣớng đến các mực tiêu sau:
+ Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các định chế tài chính liên quan đến phòng, chống rửa tiền.
+ Tăng cƣờng sự minh bạch của trong hoạt động của các định chế tài chính nhằm hạn chế các khe hở mà bọn tội phại rửa tiền có thể sử dụng để tẩy rửa các đồng tiền bẩn. Gần đấy nhất trƣớc sức ép của Chính phủ Mỹ ngân hàng UBS của Thụy Sỹ buộc phải công khai tài khoản của các công dân Mỹ nhằm hạn chế việc bọn tội phạm rửa tiền sử dụng các tài khoản bí mật để che đậy những đồng tiền, tài sản do phạm tội mà có.