.3 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam (Trang 81 - 91)

đây là thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kì hơn nhân.

Tóm lại, Luật HN&GĐ Việt Nam 2000 đã quy định khá đầy đủ và chi tiết các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng. Tuy vẫn còn một số quy định chưa thực sự hợp lý tuy nhiên các vấn đề đó đã được giải quyết bằng các văn bản hướng dẫn chi tiết. Nhìn chung, những quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm các quyền của vợ chồng đối với tài sản chung; giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng hơn khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

2. 1. 3 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng chung của vợ chồng

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 được các học giả trong và ngoài nước đánh giá là một đạo luật rất tiến bộ bởi trong đó quyền bình đẳng của người vợ, người phụ nữ trong gia đình được đảm bảo một cách tối đa. Ngay trong Điều 2 của Luật HN&GĐ 2000 đã quy định rõ nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng. Nguyên tắc này được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình trong đó có quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung cũng được ghi nhận tại khoản 2 điều 219 BLDS2005 đó là “Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với khối tài sản chung.” Đây là nguyên tắc cơ bản chi phối tồn bộ q trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên nếu hiểu quyền bình đẳng là quyền và nghĩa vụ ngang nhau, tức là khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tất cả các tài sản chung đều phải có sự tham gia bình đẳng của cả vợ và chồng thì dường như q cứng nhắc và khơng phù hợp với thực tế khách quan, do đó BLDS cũng như Luật HN&GĐ 2000 đã quy định cụ thể vấn đề này như sau: theo khoản 2, 3 Điều 219 BLDS và khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 thì

- Đối với việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận. Trong những trường hợp vợ, chồng uỷ quyền cho nhau thì người được uỷ quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung trong phạm vi được uỷ quyền. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng. Quy định này nhằm đảm bảo quyền cũng như lợi ích kinh tế của gia đình cũng như lợi ích của từng người, tránh tình trạng lạm dụng quyền dẫn đến gây phá tán tài sản. Tuy nhiên việc quy định việc ủy quyền giữa vợ và chồng là quá cứng nhắc bởi lẽ: thứ nhất, việc ủy quyền theo BLDS có thể được các bên thỏa thuận về hình thức trong khi đó thỏa thuận giữa vợ và chồng lại chỉ có một hình thức duy nhất; thứ hai, trong khi quan hệ tình cảm vợ chồng cịn bình thường, ít ai lại lập văn bản để thỏa thuận về vấn đề này hay khi một trong hai người đi xa vì lý do chính đáng thì trong thời gian đó họ khó có thể ủy quyền bằng văn bản cho người kia được. Bên cạnh đó, việc quy định theo khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ 2000 “...việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này” là không cần thiết vì khi đã chia tài sản chung để kinh doanh riêng thì đó trở thành tài sản riêng của người được chia và đương nhiên nó mang những đặc tính pháp lý của tài sản riêng.

- Đối với những giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị khơng lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình thì: chỉ cần một bên thực hiện và đương nhiên coi là có sự đồng ý của bên kia. Người kia phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự đó. Quy định này nhằm khẳng định quyền tự chủ của vợ, chồng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, để bảo vệ lợi ích của gia đình đồng thời cũng thể hiện sự ràng buộc và khẳng định trách nhiệm của bên kia đối với những hành vi hợp pháp của vợ hoặc chồng mình thực hiện vì lợi ích chính đáng của gia đình.

Pháp luật hơn nhân và gia đình cũng quy định “Trong trường hợp vợ, chồng sống xa cách vì lý do chính đáng khơng ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của họ đối với tài sản chung.” Đây là một quy định mới so với luật hơn nhân và gia đình 1986, nó khơng chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của vợ, chồng khi sống xa cách vì lý do chính đáng (có thể đi làm ăn xa hay đi cơng tác xa...), đồng thời từ quy định này có thể thấy khi vợ chồng xa cách vì lý do khơng chính đáng (như tự ý bỏ nhà ra đi khơng rõ lý do và khơng có tin tức gì, bỏ gia đình để chung sống như vợ chồng với người khác...) thì quyền và nghĩa vụ của người đó đối với tài sản chung khơng cịn được bảo đảm nữa để tránh tình trạng mất chủ động của người kia.

Về mặt nguyên tắc, nội dung quyền sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản cũng bao gồm các nội dung cơ bản của quyền sở hữu thơng thường đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tuy nhiên vì quyền tài sản mang tính chất vơ hình nên việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu chung đối với quyền tài sản cũng rất đặc thù và khá khác biệt so với việc thực hiện các quyền đó trên các loại tài sản khác.

Quyền năng đầu tiên của chủ sở hữu tài sản được quy định trong BLDS đó là quyền chiếm hữu. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Đây là khả năng của chủ sở hữu có thể nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện quyền năng này. Thực ra quyền chiếm hữu tài sản không phải là quyền năng chỉ thuộc về chủ sở hữu tài sản mà còn nhiều trường hợp các chủ thể khác không phải là chủ sở hữu tài sản vẫn có quyền chiếm hữu tài sản một cách hợp pháp (ngoài các trường hợp được sự cho phép của chủ sở hữu) đó là: quyền chiếm hữu của người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chơn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; và các trường hợp khác do pháp luật quy định. Vì vậy việc pháp luật Việt Nam quy định chiếm hữu là một quyền năng của chủ sở hữu là không hợp

lý. Cách quy định đó của pháp luật Việt Nam cũng không tương đồng với pháp luật của nhiều quốc gia khác trên thế giới vì theo pháp luật của các quốc gia này thì chiếm hữu chỉ là một tình trạng thực tế chứ không phải là một quyền năng của chủ sở hữu. Việc ghi nhận chiếm hữu là một tình trạng thực tế đã tỏ ra là hợp lý hơn và giải thích được bản chất của việc nắm giữ và quản lý tài sản của các chủ thể.

Đối với quyền tài sản, vì là tài sản vơ hình nên chủ sở hữu quyền tài sản khơng thể nắm giữ tài sản đó giống như đối với các tài sản hữu hình khác. Quyền chiếm hữu đối với quyền tài sản chỉ có thể được hiểu là chủ sở hữu thực hiện việc quản lý đối với quyền tài sản thuộc sở hữu của mình tuy nhiên việc quản lý quyền tài sản trên thực tế cũng rất khó khăn đặc biệt là đối với các quyền sở hữu trí tuệ. Hoặc đối với quyền tài sản thì chủ sở hữu chỉ có thể nắm giữ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình đối với quyền tài sản đó như các văn bằng bảo hộ đối với quyền SHTT, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hợp đồng và các tài liệu khác chứng minh các trái quyền v.v... Quyền chiếm hữu đối với quyền tài sản trên thực tế khơng có ý nghĩa do đó pháp luật thường khơng đề cập nhiều đến việc thực hiện quyền chiếm hữu đối với quyền tài sản. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thì việc chiếm hữu thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác lập quyền đối với quyền tài sản cụ thể là: đối với đối tượng của quyền SHTT là bí mật kinh doanh thì việc quản lý, giữ bí mật đối với bí mật kinh doanh đó được coi là một điều kiện cần để xác lập quyền; hay đối với quyền sử dụng đất thì trường hợp người sử dụng đất ổn định, lâu dài trước ngày 01/7/1993 mà khơng có tranh chấp và khơng nằm trong quy hoạch thì được Nhà nước cơng nhận quyền sử dụng đất. Lúc này việc chiếm hữu phải được coi là một tình trạng thực tế chứ khơng phải là một quyền năng của chủ sở hữu nữa.

Đối với quyền tài sản thì quyền năng quan trọng và có ý nghĩa nhất trên thực tế của chủ sở hữu chính là quyền sử dụng. Điều 192 BLDS 2005 có quy định “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Đối với quyền tài sản thì chủ sở hữu khơng thể khai thác cơng dụng trực tiếp từ tài sản vì quyền tài sản là tài sản vơ hình mà chủ sở hữu chỉ có thể sử dụng quyền tài

sản thơng qua cách hành vi khác nhau. Chủ sở hữu có thể trực tiếp sử dụng, hưởng lợi ích vật chất từ các quyền tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc cũng có thể cho phép người khác sử dụng và thu được lợi ích vật chất từ việc cho phép đó. Ví dụ: chủ sở hữu quyền sử dụng đất có thể cho người khác thuê quyền sử dụng đất đó. Thực ra quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản đặc thù vì pháp luật Việt Nam quy định rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, các chủ thể khác chỉ có quyền sử dụng đất thơng qua việc nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc thông qua các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu quyền sử dụng đất lại có quyền năng rất lớn. Các quyền của chủ sở hữu quyền sử dụng đất bao gồm các quyền như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, tặng cho, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Điều này cho thấy quyền sử dụng đất ở đây phải được hiểu theo nghĩa rất rộng, gần với quyền sở hữu. Trên thực tế thì trong các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất các chủ thể thường đồng hóa quyền sử dụng đất với chính mảnh đất là đối tượng của quyền đó.

Đối với các quyền sở hữu trí tuệ thì quyền sử dụng lại càng có ý nghĩa và mang lại giá trị vật chất rất lớn cho chủ sở hữu. Do đối tượng của quyền SHTT rất đa dạng và mỗi quyền lại có đặc thù riêng nên luật SHTT phải quy định rõ thế nào là sử dụng đối với từng đối tượng của quyền SHTT. Ví dụ: sử dụng sáng chế được hiểu là sản xuất sản phẩm được bảo hộ; áp dụng quy trình được bảo hộ; khai thác cơng dụng của sản phẩm được bảo hộ; lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ sản phẩm được bảo hộ; nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ. Sử dụng nhãn hiệu lại được hiểu là gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện, giấy tờ sử dụng trong kinh doanh; lưu thơng, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ... Với mỗi hành vi sử dụng quyền SHTT này, chủ sở hữu quyền SHTT có thể trực tiếp khai thác hoặc cho phép người khác sử dụng từng nhánh quyền đó là thu lợi nhuận từ việc khai thác đó.

Một điểm đặc biệt khác khi khai thác, sử dụng quyền tài sản thuộc một số quyền SHTT đó là chủ sở hữu có thể vừa khai thác quyền đồng thời cho nhiều người khác cùng khai thác và điều này mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho chủ sở hữu (ví dụ: chủ sở hữu quyền tài sản đối với sáng chế vừa có quyền khai thác sáng chế đồng thời cấp li – xăng hay nói cách khác là chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không độc quyền đồng thời cho nhiều chủ thể khác nhau và thu phí từ việc chuyển giao đó). Chính vì các lý do nêu trên mà có thể nói quyền sử dụng chính là quyền năng có ý nghĩa nhất và được khai thác nhiều nhất đối với quyền tài sản. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, quyền sử dụng một số quyền tài sản bị hạn chế bởi quy định của pháp luật. Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng như pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới có quy định hạn chế quyền sử dụng của chủ sở hữu đối với một số đối tượng của quyền SHTT trong các trường hợp đặc biệt sau đây:

Trường hợp thứ nhất đó việc pháp luật quy định nghĩa vụ bắt buộc sử dụng đối tượng SHTT. Về nguyên tắc, chủ sở hữu tài sản có quyền sử dụng tài sản đó hoặc khơng sử dụng tuy nhiên riêng đối với sáng chế và nhãn hiệu thì chủ sở hữu các đối tượng này bắt buộc phải sử dụng vì mục đích phục vụ lợi ích xã hội và thúc đẩy sự phát triển thương mại. Điều 136 Luật SHTT 2005 quy định: “Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội” và “Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu khơng được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”

Trường hợp thứ hai hạn chế quyền sử dụng của chủ sở hữu quyền SHTT đó là chủ sở hữu quyền SHTT không được sử dụng quyền tài sản theo ý chí của mình mà bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT cho chủ thể khác. Ví dụ: Điều 145 Luật SHTT 2005 có quy định người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng trong các trường hợp sau đây: Việc sử

dụng sáng chế nhằm mục đích cơng cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phịng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế theo quy định của pháp luật; Người có nhu cầu sử dụng sáng chế khơng đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)