Đặc điểm của quyền sở hữu đối với quyền tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam (Trang 35 - 40)

Quyền tài sản là một loại tài sản đặc biệt vì đó là tài sản vơ hình, do đó rất khó để nhận biết nó. Tính vơ hình chính là đặc điểm lớn nhất của quyền tài sản khiến việc thực hiện quyền sở hữu đối với loại tài sản này có nhiều khác biệt so với các loại tài sản hữu hình khác. Tài sản vơ hình là những tài sản mà chúng ta không thể dùng các giác quan để thấy được (định nghĩa này bắt nguồn từ luật La Mã, người La Mã thường gọi các tài sản hữu hình là tài sản sờ thấy được; tài sản vơ hình là các tài sản không sờ thấy được). Đặc điểm này nhằm phân biệt quyền tài sản – tài sản vơ hình với tài sản hữu hình là những tài sản tồn tại dưới một dạng vật chất cụ thể mà bằng giác quan con người có thể biết được hoặc dùng đơn vị cân, đong, đo, đếm được. Tài sản hữu hình được hiểu theo quy định của pháp luật chính là vật. Vật - một loại tài sản cơ bản theo pháp luật Việt nam – phải đáp ứng được nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của con người và con người có thể cảm nhận được vật bằng năm giác quan. Tuy nhiên vật không nhất thiết phải tồn tại, thuộc quyền sở hữu của chủ thể nào đó ở thời điểm giao dịch mà BLDS 2005 cịn cơng nhận tài sản là vật hình thành trong tương lai ví dụ dùng chính tài sản sẽ mua trong tương lai làm tài sản bảo đảm cho việc thực các hợp đồng mua bán tài sản hoặc các hợp đồng vay vốn. Có quan điểm cho rằng vật chỉ có thể được coi là tài sản nếu trên vật đó chủ thể của

quan hệ pháp luật xác lập được các quyền cho phép khai thác lợi ích vật chất từ vật và lợi ích đó có giá trị tiền tệ. Bởi vậy một vật hữu hình là tài sản trong điều kiện nó là đối tượng của các quyền định giá được bằng tiền. Nói cách khác, vật hữu hình trở thành tài sản một khi nó được pháp lý hố thành các quyền định giá được bằng tiền. Do đó vật và quyền là hai mặt khơng tách rời của tài sản. “Có thể nói rằng nếu khái niệm vật được dùng để chỉ tài sản về phương diện vật chất, thì khái niệm quyền được dùng để chỉ tài sản về phương diện pháp lý” [15]. Tuy nhiên thực ra không phải quyền tài sản nào cũng gắn liền với vật mà có những quyền tài sản tương ứng với nghĩa vụ tài sản mà người khác phải thực hiện (như quyền đối nhân) hoặc có những quyền tài sản khơng có đối tượng là một vật cụ thể mà cũng không tương ứng với nghĩa vụ tài sản của bất kỳ người nào khác (ví dụ quyền sở hữu trí tuệ) vì vậy phạm vi của quyền tài sản rộng hơn nhiều so với vật. Cũng bởi tính chất vơ hình mà việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu quyền tài sản cũng rất đặc thù và khá khác biệt khi thực hiện các quyền đó trên vật. Nội dung cơ bản của quyền sở hữu theo pháp luật nước ta bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Vì là tài sản vơ hình nên chủ sở hữu quyền tài sản không thể nắm giữ tài sản đó giống như vật. Có hay chăng quyền chiếm hữu đối với quyền tài sản chỉ có thể là chủ sở hữu thực hiện việc quản lý đối với quyền tài sản thuộc sở hữu của mình tuy nhiên việc quản lý quyền tài sản trên thực tế cũng rất khó khăn đặc biệt là đối với các quyền sở hữu trí tuệ. Do đó pháp luật thường khơng đề cập nhiều đến việc thực hiện quyền chiếm hữu đối với quyền tài sản. Đối với quyền tài sản thì quyền năng quan trọng và có ý nghĩa nhất trên thực tế của chủ sở hữu chính là quyền sử dụng. Chủ sở hữu quyền tài sản có quyền trực tiếp khai thác, hưởng lợi ích từ các quyền tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc cũng có thể cho phép người khác sử dụng và thu được lợi ích vật chất từ việc cho phép đó. Ví dụ: chủ sở hữu quyền sử dụng đất có thể cho người khác thuê quyền sử dụng đất đó (thực ra quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản đặc thù vì pháp luật Việt Nam quy định rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, các chủ thể khác chỉ có quyền sử dụng đất thông qua việc nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc thông qua

các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất tuy nhiên trên thực tế thì các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thường đồng hóa quyền sử dụng đất với chính mảnh đất là đối tượng của quyền đó). Đối với các quyền sở hữu trí tuệ thì quyền sử dụng lại càng có ý nghĩa và giá trị rất lớn. Quyền tài sản trong quyền sở hữu trí tuệ được phân chia thành nhiều nhánh quyền nhỏ khác nhau mà chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể đồng thời trực tiếp khai thác hoặc cho phép người khác sử dụng từng nhánh quyền tài sản đó là thu lợi nhuận từ việc khai thác đó (ví dụ chủ sở hữu quyền tài sản đối với sáng chế có quyền cấp li – xăng hay nói cách khác là chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không độc quyền đồng thời cho nhiều chủ thể khác nhau và thu phí từ việc chuyển giao đó). Chính vì vậy mà có thể nói quyền sử dụng chính là quyền năng có ý nghĩa nhất và được khai thác nhiều nhất đối với quyền tài sản.

Việc thực hiện quyền định đoạt đối với quyền tài sản cũng có những điểm khác biệt so với việc định đoạt tài sản là vật. Điều 195 BLDS 2005 đưa ra khái niệm pháp lý “quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”. Bên cạnh việc định đoạt theo nghĩa pháp lý thì đối với vật là tài sản hữu hình thì việc định đoạt cũng có thể là định đoạt về mặt vật chất đó là chấm dứt sự tồn tại thực tế của vật. Đối với tài sản vơ hình thì khơng thể thực hiện việc định đoạt vật chất như vậy.Chủ sở hữu quyền tài sản chỉ có thể thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình thơng qua hành vi chuyển nhượng quyền tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu. Tuy nhiên đối với một số quyền tài sản đặc thù thì việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các quyền tài sản được pháp luật quy định rất chặt chẽ.

Vậy nếu quyền tài sản mang tính vơ hình thì con người cơng nhận sự tồn tại và bảo vệ các quyền đó bằng cách nào? Điều kiện để quyền tài sản được thừa nhận và bảo vệ đó là quyền tài sản cần phải nhận dạng được và phải nhận biết được thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc quyền tài sản đó. Việc nhận dạng tài sản vơ hình có thể thơng qua một số chứng cứ hữu hình để có thể mơ tả được loại tài sản vơ hình đó. Việc nhận biết sự tồn tại của quyền tài sản cũng việc dựa trên các bằng chứng, tài

liệu xác nhận quyền tài sản Có một số chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý cho rằng tài sản vơ hình chỉ là quyền sở hữu trí tuệ nhưng như vậy là đầy chưa đủ bởi thực ra tài sản vơ hình bao gồm tất cả quyền tài sản bởi bản chất của các quyền chính là tính vơ hình.

Để có thể nhận biết rõ hơn và đầy đủ hơn tính đặc thù của quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam thì chúng ta cần phải phân biệt quyền tài sản với các loại tài sản khác được BLDS 2005 ghi nhận là tiền và giấy tờ có giá.

Tiền và quyền tài sản đều được ghi nhận là một loại tài sản riêng biệt trong pháp luật Việt Nam. Giống với quyền tài sản, chủ sở hữu không thể khai thác công dụng từ bản thân đồng tiền mà việc thực hiện quyền sở hữu phải thông qua những hành vi được pháp luật quy định. Tuy nhiên, khác với quyền tài sản tiền là một tài sản khá đặc thù vì tiền chỉ do nhà nước độc quyền phát hành thông qua Ngân hàng nhà nước, thể hiện tính chủ quyền quốc gia. Tiền có ba chức năng cơ bản là cơng cụ thanh tốn; cơng cụ tích lũy tài sản và tiền cịn đóng vai trị quan trọng là cơng cụ định giá các loại tài sản khác. Tiền là công cụ để định giá quyền tài sản và một tiêu chí để một quyền được coi là quyền tài sản chính là có thể định giá được bằng tiền. Do tiền mang một ý nghĩa rất lớn đối với nền tài chính quốc gia nên quy chế pháp lý đối với tiền với tư cách là một loại tài sản cũng khá chặt chẽ. Chủ sở hữu tiền thực hiện quyền của mình trong những giới hạn mà pháp luật cho phép như không được tiêu huỷ tiền. Việc sử dụng tiền thông qua việc mua bán tài sản khác, cho vay, góp vốn … được coi là hành vi định đoạt chứ không phải là hành vi sử dụng. Trong một số trường hợp, tiền và quyền tài sản có thể chuyển hóa cho nhau như việc một người cho người khác vay tiền, lúc này giữa hai người xuất hiện quan hệ nghĩa vụ và bên cho vay có một quyền tài sản đó là quyền địi nợ đối với bên đi vay (trường hợp này tương tự với việc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, khi đó sổ tiết kiệm khơng phải là một tài sản mà đó là giấy tờ chứng minh quyền tài sản của người chủ sổ tiết kiệm). Thực ra đối với trường hợp sổ tiết kiệm thì đến nay vẫn cịn nhiều quan điểm khác nhau tranh luận về việc sổ tiết kiệm là giấy tờ có giá hay là giấy tờ chứng minh quyền tài sản mà cụ thể ở đây là quyền yêu cầu của chủ sổ tiết kiệm mà thôi. Tuy

nhiên quan điểm cho rằng sổ tiết kiệm là giấy tờ chứng minh quyền yêu cầu của chủ sổ là hợp lý hơn.

So sánh quyền tài sản với giấy tờ có giá thì chúng ta có thể thấy rằng quyền tài sản và giấy tờ có giá có quan hệ mật thiết với nhau. Giấy tờ có giá là loại tài sản khá phổ biến trong các giao dịch trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. “Hiểu theo nghĩa rộng giấy tờ có giá nói chung được hiểu là chứng chỉ hoặc bút tốn ghi sổ trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định xét trong mối quan hệ với các chủ thể khác” [60, tr. 89]. BLDS 2005 không đưa ra khái niệm thế nào là giấy tờ có giá mà thơng qua các quy định gián tiếp và thông qua các văn bản pháp luật điều chỉnh về giao dịch bảo đảm thì “giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự” (khoản 9 Điều 3 Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm). Giấy tờ có giá được phân thành hai loại là giấy tờ có giá như tiền và giấy tờ có giá khác. Giấy tờ có giá như tiền do các tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Giấy tờ có giá như tiền bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Bên cạnh các giấy tờ có giá như tiền do tổ chức tín dụng phát hành cịn có các loại giấy tờ có giá khác như séc, các loại chứng khoán và công trái. Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã ghi nhận khái niệm chứng khoán tại Điều 6 khoản 1, đó là:

“Chứng khốn là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút tốn ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khốn;

d) Các loại chứng khốn khác do Bộ Tài chính quy định.”

Như vậy, theo khái niệm nêu trên thì về bản chất, nội dung của các loại giấy tờ có giá là các quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị của quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy nhiều học giả cho rằng giấy tờ có giá cũng là quyền tài sản. Như vậy việc các chuyên gia xây dựng BLDS của Việt Nam đã tách rời hai loại tài sản này có hợp lý và chính xác hay khơng? Vấn đề này cần được xem xét lại một cách cẩn thận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)