32, 33) và chương X (các điều 95, 96, 97, 98, 99) quy định về việc chia tài sản của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn.
2.1 Nội dung pháp luật Việt Nam hiện hành về sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản đối với quyền tài sản
2.1.1 Khái quát về sở hữu chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 năm 2000
Thông thường, khi xây dựng các quy định điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, các nhà làm luật của tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới đều dựa theo hai quan điểm đó là:
Một là, đời sống chung của vợ chồng địi hỏi phải có một khối tài sản chung của vợ chồng. Theo quan điểm này, chế độ tài sản được thiết lập theo tiêu chuẩn cộng đồng.
Hai là, trong quan hệ vợ chồng không bắt buộc và khơng cần thiết phải có khối tài sản chung của vợ chồng, tài sản của các bên cần độc lập với nhau. Theo quan điểm này, chế độ tài sản vợ chồng được thiết lập theo tiêu chuẩn phân sản.
Để đảm bảo lợi ích chung của gia đình đồng thời bảo vệ lợi ích của từng cá nhân, pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành đã dung hoà hai quan điểm trên để quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng và thừa nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng (điều 27 và điều 32 LHN&GĐ 2000). LHN&GĐ 2000 đã có quy định khá rõ ràng về căn cứ, nguồn gốc và thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ, chồng.
Khoản 1 Điều 27 LHN&GĐ 2000 nêu rõ “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.” Điều này có nghĩa chế độ tài sản chung của vợ
chồng theo pháp luật Việt nam hiện hành là chế độ cộng đồng tạo sản. Trong chế độ này, tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản mà vợ chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân cùng các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản của hai vợ chồng. Đối với tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có được trước khi kết hơn hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của người đó. Chế độ tài sản này được hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia lựa chọn vì vừa đảm bảo được lợi ích chung của cả gia đình đồng thời vẫn tơn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của từng cá nhân. Và chế độ tài sản này cũng tạo cho vợ chồng sự linh hoạt khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung cũng như sự độc lập trong việc định đoạt tài sản riêng của mỗi người từ đó đảm bảo cả quyền lợi của người thứ ba khi tham gia giao dịch với vợ, chồng.