Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo luật hình sự việt nam (Trang 79 - 83)

Công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về Luật bình đẳng giới tại một số địa phương, bộ, ngành hiện nay cịn mang tính hình thức. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp vẫn là đơn vị chủ lực chính trong việc tuyên truyền Luật bình đẳng giới. Bên cạnh đó, cịn thiếu vắng sự chủ động, tích cực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về bình đẳng giới. Đặc biệt với nữ ngoài việc nâng cao nhận thức về giới cần trang bị kiến thức để họ biết tự bảo vệ khi trong gia đình có nguy cơ bạo lực.

Bạo lực gia đình vẫn đang là vấn đề nhức nhối và nan giải. Bởi, hầu hết nạn nhân không muốn "vạch áo cho người xem lưng", trong khi đồn thể, chính quyền cơ sở nhiều nơi vẫn coi đó là chuyện riêng của mỗi gia đình. Giải quyết vấn đề này, cần những giải pháp đồng bộ, trong đó có hình thức xã hội hóa các nguồn lực phịng chống bạo lực gia đình.

Cần phát huy tối đa vai trị của các tổ chức xã hội ở các khu dân cư trong việc phịng ngừa và ngăn chặn bạo lực gia đình. Tận dụng triệt để vai trị của dư luận xã hội để kìm chế và điều chỉnh hành vi của các cá nhân. Gắn chặt việc phòng chống bạo lực gia đình với việc phịng, chống các tệ nạn xã hội. Không ngừng nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong bình xét, đánh giá, phân loại và đề bạt cán bộ của Đảng và Nhà nước, cần chú ý tới việc giải quyết các mối quan hệ của cán bộ trong gia đình và địa phương nơi cư trú.

Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về quyền bình đẳng của phụ nữ quy định trong Bộ luật hình sự 1999, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình cần phải được các cơ quan, tổ chức quan tâm quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân. Bộ Tư pháp

với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ nên xây dựng Đề cương tuyên truyền Luật bình đẳng giới làm cơ sở cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên khi tham gia giới thiệu, phổ biến Luật. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế cần tiến hành tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phong phú (phát hành tờ rơi, sách, tập huấn, tọa đàm, hội thảo…).

Các hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới không chỉ được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền thanh, truyền hình, sách, báo, tạp chí, tờ rơi, băng nhạc, tranh cổ động, Internet… mà cịn được thực hiện thơng qua kênh truyền thơng trực tiếp như: nói chuyện, hội thảo, hội nghị, tập huấn… Các hoạt động này đã góp phần tăng cường cơng tác tun truyền, giáo dục về giới tới các cấp, các địa phương, tới mọi đối tượng dân cư trong cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết về giới, về Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), về quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam, về quyền của lao động nữ, Luật bình đẳng giới… được tiến hành từ Trung ương đến địa phương, đối với cộng đồng, các nhà lãnh đạo, quản lý và bản thân phụ nữ.

Song song với các hoạt động tuyên truyền nêu trên, việc phân phối tài liệu, phổ biến các thông tin về quyền lao động, hướng dẫn sử dụng các tài liệu về giới và bình đẳng giới cịn được tiến hành lồng ghép trong nhiều hoạt động chuyên đề của từng cơ quan và được lồng ghép vào nhiều chương trình, dự án kinh tế - xã hội khác ở các địa phương.

Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác cũng nên mở các chuyên mục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội cũng như nội dung bình đẳng giới. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên tổ chức tập huấn cho lãnh đạo các sở, cán bộ phụ trách về bình

đẳng giới trong ngành lao động. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng cần tham gia tích cực vào cơng tác tun truyền, phổ biến Luật bình đẳng giới với nhiều hình thực phong phú và đa dạng, tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên chủ chốt của các tỉnh, thành phố, bộ, ngành… nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về bình đẳng giới, đẩy lùi tư tưởng trọng nam hơn nữ trong xã hội.

Triển khai thực hiện tuyên truyền, giáo dục về Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách thiết thực, phù hợp với từng ngành, địa phương và đối tượng cụ thể. Tập trung trước tiên vào việc nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, người lãnh đạo, đảng viên, chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử giới thông qua việc mở các chuyên mục, chuyên đề trên các phương tiện thơng tin đại chúng như báo hình, báo viết, báo nói, mạng Internet và thơng qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu khả năng lồng ghép và thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục về giới và bình đẳng giới vào chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực quản lý.

Tập trung vào việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, Luật phịng, chống bạo lực gia đình để hình thành đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cấp cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý. Mục đích và u cầu của thơng tin, tun truyền về bình đẳng giới và phịng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ và bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ cũng như xóa bỏ bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

Thơng tin, tun truyền, phổ biến và giáo dục về phòng, chống sự bất bình đẳng nam nữ và bạo lực gia đình phải bảo đảm các u cầu chính xác, rõ

ràng, đơn giản, thiết thực; phù hợp từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tơn giáo; khơng làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân và các thành viên khác trong gia đình.

Nội dung thơng tin, tun truyền về chống sự xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ và phịng, chống bạo lực gia đình gồm chính sách, pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình; truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; tác hại của bạo lực gia đình; biện pháp, mơ hình, kinh nghiệm trong phịng, chống bạo lực gia đình; kiến thức về hơn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hóa; các nội dung khác có liên quan phịng, chống bạo lực gia đình.

Cần xây dựng một kế hoạch liên tịch giữa các cơ quan chức năng thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật với các cơ quan, Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội để phối hợp hoạt động tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Đưa nội dung giáo dục về giới, Luật bình đẳng giới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường chính trị và các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Chú trọng việc nêu gương tốt, điển hình trong thực hiện bình đẳng giới qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; đồng thời tạo dư luận xã hội công khai qua công tác tuyên truyền với những vụ việc vi phạm về bình đẳng giới. Cần nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân để cả nam và nữ đều nhận thức được vị trí, vai trị và trách nhiệm của mình trong xã hội. Cũng qua đó, nâng cao được nhận thức vai trị của người dân trong tồn xã hội.

Tuyên truyền, vận động, giáo dục, giải thích cho người phụ nữ giữ

gìn, phát huy phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam; tổ chức, tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tập hợp các tầng lớp phụ nữ, phát triển hội viên, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hịa bình.

Các ban ngành Vì sự tiến bộ của phụ nữ các tỉnh, thành phố cần phát động nhiều những cuộc thi tìm hiểu về Luật bình đẳng giới và Luật phịng, chống bạo lực gia đình. Mục đích Hội thi là nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên cơ sở trong tồn tỉnh có cơ hội giao lưu, tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện Luật bình đẳng giới và Luật phịng, chống bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo luật hình sự việt nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)