trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
Cũng như mọi hiện tượng của kiến trúc thượng tầng, Luật Phá sản nói chung và quy định pháp luật về vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tồn tại khách quan trong xã hội. Tịa án có vai trị quan trọng được pháp luật quy định cụ thể trong Luật Phá sản. Nhưng khi xác định vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp pháp luật phải dựa trên các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng nhất định. Hay nói cách khác, trong số các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến việc xác định vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, cần phải kể đến là: (i) Tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế; (ii) Thực tiễn năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và cơ chế thực thi phán quyết của Tịa án nói riêng; (iii) Văn hố pháp lý và ý thức của các nhà kinh doanh.
Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất khơng chỉ đối với sự ra đời mà còn đối với cả nội dung cơ bản của Luật Phá sản. Như chúng ta đã biết, phá sản với tư cách là một hiện tượng kinh tế - xã hội, không đặc trưng cho mọi nền kinh tế, do đó, pháp luật phá sản với tư cách là một chế định pháp luật không phải ở chỗ nào cũng tồn tại. Một nền kinh tế mà ở đó, các chủ thể kinh doanh khơng được tự do sở hữu, tự do hành nghề, tự do quyết định các cơng việc của mình thì ở đó đương nhiên khơng có cạnh tranh, khơng có phá sản và do đó, khơng thể nói đến sự tồn tại và phát triển của pháp luật về phá sản. Như vậy, kinh tế thị trường là nguồn gốc kinh tế - xã hội sâu xa và cơ bản nhất của pháp luật về phá sản nói chung và việc xác định vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giải quyết phá sản cũng như các hậu quả pháp lý nghiêm trọng mà nó có thể gây ra cho xã hội, nền kinh tế nói chung và các bên có liên quan nói riêng nên về nguyên tắc, việc giải quyết phá sản không thể được giao cho một cơ quan nào khác ngoài Toà án thực hiện. Tuy nhiên, tên gọi, cơ cấu tổ chức, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Tồ án của các nước có nền kinh tế phát triển khác nhau được quy định là khơng giống nhau. Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những sự khác biệt này phải kể đến chính là mức độ phát triển của nền kinh tế mà biểu hiện bên ngồi của nó là sự nhộn nhịp, đa dạng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, tính khốc liệt của các hành vi cạnh tranh trên thương trường. Ở các nước như Nhật, Mỹ, Hà Quốc, Úc... là những nước mà ở đó cạnh tranh diễn ra thường xuyên, quyết liệt và hậu quả là số lượng vụ phá sản xảy ra nhiều thì ở đó, nhà nước đương nhiên phải cần đến một Toà án gọi là Toà án phá sản để chuyên trách giải quyết một loại công việc là phá sản. Trong khi đó, ở những nước mới xây dựng nền kinh tế thị trường, do cạnh tranh còn yếu ớt, chưa đến mức khốc liệt, số lượng phá sản lại chưa nhiều thì đương nhiên, ở những nước này, chưa có nhu cầu xây dựng một loại Toà án chuyên trách như vậy. Việc tồn tại Toà
án Trọng tài ở Cộng hoà Liên bang Nga, Toà Kinh tế ở Việt Nam và ở một vài nước khác nữa với hai chức năng là giải quyết các tranh chấp kinh tế và giải quyết việc phá sản là những ví dụ tốt chứng minh cho vấn đề này. Sự phát triển của một nền kinh tế còn được thể hiện trong sự hiện diện của nhiều thiết chế phi chính phủ do các nhà kinh doanh thành lập ra để phục vụ cho nhu cầu của chính mình. Ví dụ, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì ngồi các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hiệp hội ngành hàng… họ cịn có tổ chức của các chuyên gia quản lý tài sản. Đây là những người đã được đào tạo về nghiệp vụ quản lý tài sản của các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; được cấp chứng chỉ hành nghề tự do. Vì vậy, khi có nhu cầu thì Tồ án có thể liên hệ được ngay với họ và mời họ tham gia vào việc quản lý tài sản của con nợ sau khi Toà án đã mở thủ tục phá sản. Vì vậy, ở các nước này, Nhà nước (Tồ án) không cần phải tự mình thành lập ra Tổ quản lý tài sản bao gồm các cán bộ nhà nước để thực thi nhiệm vụ quản lý tài sản của con nợ. Chỉ có những nước kém phát triển, do chưa có đội ngũ những nhà quản lý tài sản nên Nhà nước mới phải thành lập ra bộ máy của mình để làm các cơng việc mà đáng lẽ ra các con nợ và chủ nợ phải làm. Việc Việt Nam cho đến nay Toà án phải thành lập Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh lý tài sản trước đây và Tổ quản lý, thanh lý tài sản hiện nay để thi hành nhiệm vụ quản lý tài sản của doanh nghiệp con nợ cũng là một ví dụ điển hình minh hoạ cho quan điểm, theo đó, trình độ phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn như thế nào đến việc điều chỉnh của pháp luật đối với cơ chế quản lý tài sản của con nợ.
(ii) Thực tiễn năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và cơ chế thực thi phán quyết của Tịa án nói riêng
Xét về khả năng được thực thi như thế nào thì pháp luật có thể được chia thành 2 loại. Thuộc loại thứ nhất là các văn bản pháp luật mà tự chúng có thể đi vào cuộc sống mà không cần đến sự hỗ trợ đáng kể nào của Nhà nước. Trong số các văn bản pháp luật này, có thể nhắc đến là Bộ luật Dân sự,
Luật Thương mại và các văn bản pháp luật có tính tư khác (Luật tư). Các quy định trong các đạo luật này có thể "tự hành" vào cuộc sống vì việc thực hiện chúng phần nhiều phụ thuộc vào ý chí và tính chủ động của người có quyền.
Loại pháp luật thứ hai là loại pháp luật mà khả năng "tự hành" của nó là rất
kém và do đó, việc thực thi nó có thành cơng hay khơng phần lớn phụ thuộc vào năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong số các đạo luật này có Bộ luật Hình sự, Luật Cạnh tranh và Luật Phá sản. Giải quyết phá sản chủ yếu là công việc của tồ án mà thẩm phán là người đại diện. Vì vậy, một Tồ án yếu về mặt chuyên môn, kém về trang thiết bị vật chất - kỹ thuật và các điều kiện khác sẽ là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà lập pháp phải tính đến quan tâm khi giải quyết các vấn đề thuộc nội dung của Luật Phá sản, nhất là vấn đề xác định phạm vi áp dụng của Luật Phá sản, vấn đề xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho Tồ án trong q trình giải quyết một vụ việc phá sản cụ thể. Đây cũng chính là cơ sở để giải thích tại sao, trong khi hiện nay, Luật Phá sản các nước đã mở rộng phạm vi áp dụng đối với thương nhân (pháp nhân, thể nhân) mà còn cả đối với cá nhân người tiêu dùng thì từ nhiều năm nay, tại Luật PSDN 1993 cũng như tại Luật Phá sản mới 2004, Nhà nước ta đã duy trì một quy định rất đặc thù, theo đó, đã hạn chế đến mức thấp nhất phạm vi áp dụng của Luật Phá sản, tức là chỉ cho phép đưa ra Toà án để giải quyết phá sản đối với một loại chủ thể kinh doanh nhất định có tên gọi là doanh nghiệp mà thơi, cịn các chủ thể khác thì lại khơng. Rõ ràng là, khi Nhà nước chưa đủ sức để đảm đương một số công việc rất lớn (nếu mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Phá sản ra cả hộ kinh doanh cá thể với trên 3 triệu hộ như hiện nay) thì việc hạn chế như vừa nêu trên là hồn tồn có cơ sở lý luận và thực tiễn.
(iii) Văn hoá pháp lý và ý thức của các nhà kinh doanh
Khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp không chỉ phải căn cứ vào
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cơ chế thực thi phán quyết của Tịa án mà cịn phải tính đến văn hố pháp lý nói chung và ý thức của các nhà kinh doanh nói riêng. Giải quyết phá sản thực chất là giải quyết mối xung đột về quyền lợi vật chất giữa các chủ nợ và con nợ. Một thực tế hiện nay ở Việt Nam là các nhà kinh doanh có xu hướng “dĩ hịa vi quý”, luôn chịu tác động của nguyên tắc “đảm bảo chữ tín trong kinh doanh”, ngại khiếu kiện ra cơ quan cơng quyền mà thường có tâm lý tìm đến các phương thức khác địi nợ trước, chỉ khi khơng thể địi nợ được thì mới nhờ cậy đến cơ quan công quyền. Rõ ràng là, mọi việc sẽ được giải quyết một cách êm thấm, yên ổn và nhanh gọn hơn nhiều nếu các chủ thể có liên quan đến việc phá sản này hiểu nhau, thông cảm cho nhau, biết lắng nghe nhau và biết giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Trong hồn cảnh như vậy, chắc chắn là vai trị của Toà án sẽ đơn giản đi rất nhiều. Điều này giải thích tại sao ở các nước có nền kinh tế phát triển, rất nhiều công việc đã được Luật Phá sản giao cho Hội nghị chủ nợ và con nợ tự thực hiện cịn Tồ án chỉ giải quyết những việc mà xét về mặt bản chất họ không thể được làm. Điều này cũng giải thích tại sao ở Việt Nam Tồ án lại ln ln được xây dựng thành một nhân vật có vị trí trung tâm, chủ thể có vai trị quyết định trong q trình giải quyết phá sản. Ý thức của nhà kinh doanh cịn hạn chế, khơng nhận biết được những mặt tích cực của thủ tục phá sản, khơng yêu cầu hoặc khơng hợp tác với Tịa án trong việc giải quyết tuyên bố phá sản khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Trong hoàn cảnh như vậy, Nhà nước ta, mà cụ thể là Toà Kinh tế khơng thể đứng ngồi cuộc mà buộc phải trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý một vụ việc phá sản cụ thể. Khi những hạn chế như vừa nêu trên của các nhà kinh doanh được khắc phục thì chắc chắn rằng, vai trị của Tồ án nước ta sẽ thay đổi một cách đáng kể, theo hướng chỉ phải làm những việc đáng phải làm.