Vai trò của Tòa án trong giai đoạn phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 43 - 46)

xuất kinh doanh

Phục hồi hoạt động kinh doanh là nội dung thể hiện quan điểm tiến bộ, tính nhân đạo của pháp luật phá sản hiện đại đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Việc áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản những cơ hội và điều kiện để tổ chức lại hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể thốt khỏi tình trạng phá sản. Theo quy định của Luật phá sản (2004), phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục giải quyết phá sản mà Tịa án có thể quyết định áp dụng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, khi thỏa mãn các điều kiện nhất định.

● Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh

Khả năng được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phụ thuộc chặt chẽ vào thiện chí của các chủ nợ. Theo Luật phá sản (Điều 68), Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho Toà án. Ngoài ra, bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và nộp cho Toà án. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh, các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật phá sản (2004).

Sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Thẩm phán phải xem xét để quyết định đưa phương án này ra Hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định. Nếu thấy phương án chưa đảm bảo nội dung theo quy định của pháp luật thì Thẩm phán đề nghị người đã xây dựng phương án sửa đổi, bổ sung.

Nếu quyết định đưa phương án phục ra Hội nghị chủ nợ, thì Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua. Hội nghị chủ nợ xem xét, thảo luận phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thơng qua khi có q nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Các chủ nợ có

bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần khơng có quyền biểu quyết để quyết định việc áp dụng thủ tục phục hồi đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi, Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan.

● Thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tự thực hiện. Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi là ba năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Tồ án cơng nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ.

Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi, doanh nghiệp phải định kỳ báo cáo cho Tịa án về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được sửa đổi, bổi sung trong quá trình thực hiện theo thỏa thuận của các chủ nợ và doanh nghiệp. Thoả thuận này phải được quá nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên đồng ý và chỉ có hiệu lực sau khi có quyết định cơng nhận của Thẩm phán phụ trách giải quyết phá sản.

Thủ tục phục hồi có thể được chấm dứt trong những trường hợp nhất định. Theo quy định của Luật phá sản (Điều 76), Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nếu có một trong các trường hợp sau đây:

- Doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Biểu hiện thực tế của trường hợp này là doanh nghiệp đã thực hiện

thành công phương án phục hồi, thanh tốn đủ các khoản nợ và có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường.

- Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên chưa thanh tốn đồng ý đình chỉ. Trường hợp này mặc dù phương án phục hồi hoạt động kinh doanh chưa được thực hiện xong, nhưng trên cơ sở tình hình thực tế của doanh nghiệp, các chủ nợ quyết định cho doanh nghiệp không tiếp tục phải áp dụng thủ tục phục hồi. Việc đình chỉ thủ tục phục hồi trong trường hợp này phụ thuộc vào thiện chí của các chủ nợ khơng có bảo đảm có khoản nợ chưa được thanh tốn.

Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có giá trị pháp lý xác định doanh nghiệp đã thốt khỏi tình trạng phá sản (doanh nghiệp được coi là khơng cịn lâm vào tình trạng phá sản). Trong trường hợp này, việc thi hành án dân sự chưa được thi hành hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ chưa được giải quyết sẽ được tiếp tục. Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Tồ án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)