TRONG GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
3.1. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp doanh nghiệp
Sau 8 năm thi hành, cần nhìn nhận khách quan rằng, Luật Phá sản đã có một vai trị nhất định trong việc phát triển và hoàn thiện về pháp luật kinh doanh nói chung và pháp luật về phá sản nói riêng. Luật Phá sản đã thể hiện được tư tưởng tiến bộ trong việc hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đưa ra một trong hai quyết định: hoặc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động kinh doanh bằng việc tái cơ cấu nợ, tổ chức và phương án kinh doanh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, Luật Phá sản chưa thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc làm lành mạnh nền kinh tế, cổ vũ cho việc tham gia ngày càng nhiều hơn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, chủ động chấm dứt sự tồn tại doanh nghiệp khi làm ăn thua lỗ nhưng vẫn có cơ hội quay lại khi xét thấy cần thiết. Nhìn nhận nguyên nhân của những hạn chế của Luật Phá sản, có một quan điểm được thừa nhận rộng rãi rằng, Luật Phá sản đã “đơn độc” trong nỗ thực thực thi nhiệm vụ của mình khi khơng được các thiết chế pháp luật khác hỗ trợ kịp thời; thậm chí trong một số trường hợp cịn là rào cản. Nếu nhìn nhận một cách tồn diện thì thật ra Luật Phá sản chỉ là một hệ thống thủ tục để thực hiện các thiết chế khác như hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động mua bán, thu hồi nợ trong một trường hợp đặc biệt là doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn. Theo truyền thống lập pháp của Việt Nam thì những văn bản quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục giải quyết một vấn đề cụ thể khơng có thêm mục đích điều chỉnh các vấn đề của pháp
luật nội dung. Luật Phá sản hiện hành cũng là một văn bản được xây dựng theo xu hướng đó. Điều này lý giải tại sao việc giải quyết phá sản tại Tịa án thường kéo dài và khơng dứt điểm được vì sự khó khăn trong việc thu hồi nợ và thanh toán nợ.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy rằng việc hồn thiện Luật Phá sản hiện hành là hết sức phức tạp, phải đặt trong bối cảnh có sự hồn thiện đồng bộ về pháp luật kinh doanh mà chủ yếu là pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp và pháp luật mua bán nợ, pháp luật về bất động sản. Phải nhìn nhận rằng Luật Phá sản chỉ phát huy hiệu quả trên thực tế khi có sự hỗ trợ tối đa của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật mua bán nợ và pháp luật về bất động sản. Lịch sử hoạt động xây dựng Luật Phá sản hiện hành từ những năm 2000 - 2004 đã cho thấy khơng có sự kết hợp đồng bộ giữa Luật Phá sản với các văn bản luật khác như Luật doanh nghiệp, pháp luật mua bán nợ và pháp luật về bất động sản. Thực tiễn thi hành Luật Phá sản hiện hành đã chỉ ra rằng những vướng mắc chủ yếu trong tiến trình tố tụng phá sản chủ yếu xuất phát từ pháp luật doanh nghiệp, pháp luật mua bán nợ và pháp luật về bất động sản. Hiện nay, có hai quan điểm khác nhau về việc hồn thiện Luật Phá sản. Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc hoàn thiện Luật Phá sản phải theo hướng giải quyết luôn những hạn chế về mặt thủ tục phá sản và bất cập của pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, pháp luật hoạt động mua bán nợ và pháp luật về bất động sản tại Luật Phá sản sửa đổi bởi tính chất đặc biệt của Luật Phá sản. Ngược lại, quan điểm thứ hai thì cho rằng Luật Phá sản sửa đổi chỉ nên giới hạn trong việc hồn thiện các quy định cịn chưa phù hợp với thực tiễn của Luật này. Tuy nhiên, khi xây dựng Luật Phá sản thì cần sửa đổi đồng thời các văn bản quy phạm pháp luật khác đã hạn chế tiến trình tố tụng phá sản. Việc ban hành các văn bản Luật Phá sản và các văn bản quy phạm pháp luật này sẽ được thể hiện chung trong một văn bản - hay cịn gọi một cách khơng chính thức là “một Luật sửa đổi nhiều luật” như Quốc hội đã ban
hành trong thời gian qua. Đây là một vấn đề lớn cần có sự nghiên cứu đánh giá thận trọng để chọn ra một phương án phù hợp. Theo quan điểm riêng của tác giả thì Luật Phá sản sửa đổi nên được tiến hành theo quan điểm thứ nhất. Việc sửa đổi theo hướng này sẽ tập trung hơn và khơng làm ảnh hưởng đến chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đã được Quốc hội thông qua; không phải giao cho nhiều cơ quan chủ trì xây dựng.
Trước đây, theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản một doanh nghiệp, sau đó giao cho Cơ quan thi hành án dân sự thi hành. Nay theo Luật phá sản 2004, việc giải quyết phá sản do Tòa án tiến hành từ giai đoạn thụ lý, mở thủ tục phá sản cho đến khi thanh lý xong tài sản thì Tịa án mới ra quyết định phá sản, làm cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp bị kéo dài. Quy định như vậy là bất cập, không hợp lý cần được sửa đổi.
Nghị định 67/2006/CP ngày 11/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản cần được sửa đổi loại bỏ những quy định khơng rõ ràng, chưa dứt khốt.
Căn cứ vào Điều 10 và Điều 11 Luật phá sản 2004 và Nghị định 67/2006/CP ngày 11/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn áp dụng Luật phá sản đối với Doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản; Chấp hành viên Thi hành án dân sự là Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo đó cần phải tích cực, chủ động và thường xuyên đòi nợ, nếu những người mắc nợ, chây lỳ không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn nợ thì phải có biện pháp kiên quyết, kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế để buộc người mắc nợ phải thanh toán đúng với quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự.
Việc giải quyết phá sản do Tịa án tiến hành nhưng hiệu quả cơng việc lại phụ thuộc vào hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Chấp hành viên làm Tổ trưởng. Vì vậy, cần có Thơng tư liên ngành giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn và quy chế phối
hợp giữa Cơ quan Thi hành án dân sự và Tịa án để q trình giải quyết phá sản không bị kéo dài.
Giai đoạn áp dụng thủ tục thanh lý tài sản trong việc giải quyết phá sản thực chất giống như giai đoạn thi hành án dân sự. Do vậy, cần phải nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát việc tuân thủ pháp luật theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thi hành án dân sự.
Luật phá sản 2004 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng đồng thời với việc ra quyết định thanh lý tài sản, thì cũng ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp như Luật phá sản năm 1993. Có như vậy sẽ sớm kết thúc vụ phá sản doanh nghiệp, người lao động ở doanh nghiệp bị phá sản nghỉ chế độ, sớm được hưởng chế độ từ cơ quan bảo hiểm xã hội; chủ doanh nghiệp bị phá sản còn phải trải qua một thời gian dài “bị treo dò”, mới sớm kết thúc thời gian thử thách đó, để thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp mới, Tòa án cũng sớm kết thúc vụ phá sản doanh nghiệp.
Đồng thời cần nghiên cứu bổ sung quy định cơ chế Tòa án chỉ định người thứ ba thay mặt Tòa án đứng ra làm nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 quy định cho Tòa án (thẩm phán, Tổ quản lý, thanh lý tài sản) đóng vai trị trung tâm, quyết định thủ tục xử lý phá sản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ nợ, của doanh nghiệp mắc nợ và người lao động thì Luật Phá sản năm 2004 trao quyền quản lý tài sản cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản do chấp hành viên làm tổ trưởng. Chấp hành viên có quyền hạn và nghĩa vụ: "Điều hành tổ quản lý, thanh lý tài sản... mở tài khoản ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý trong trường hợp cần thiết; tổ chức thi hành các quyết định của Thẩm phán". Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản năm 2004 cho thấy quy định này còn nhiều bất hợp lý. Bởi vì họ ít am hiểu về hoạt động kinh tế nên không thể đảm đương tốt nhiệm vụ, không thể
giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp... Trong thời gian tới khi tiến hành sửa đổi Luật Phá sản 2004 cần nghiên cứu quy định này và có giải pháp theo hướng khơng trao quyền quản lý tài sản cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản mà quy định một thành phần đặc biệt là Quản tài viên. Người này được Tòa án bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của doanh nghiệp hay chủ nợ.
Đối tượng phá sản nên được mở rộng đến các trường dân lập, tư thục, các Trung tâm dạy nghề, ngoại ngữ vì các tổ chức này do nhiều đơn vị góp vốn, hoạt động gần như một doanh nghiệp, mà đã kinh doanh thì cũng có thể xảy ra tình trạng phá sản và các cá nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh bị mất khả năng trả nợ do kinh doanh bị thua lỗ.
Đề nghị bổ sung quy định mới về trường hợp không xác định được địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp là người nước ngoài bỏ về nước... Thực tiễn xảy ra nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp là người nước ngoài sau khi kinh doanh thua lỗ thì bỏ về nước và các trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở địa phương nhưng sau khi làm ăn thua lỗ thì chuyển trụ sở đi khỏi địa phương. Trong trường hợp này vừa rất khó xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tịa án vừa khơng đủ điều kiện để Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Do đó cần nghiên cứu bổ sung quy định về các trường hợp này.
Mở rộng thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp cho Tòa án nhân dân cấp huyện đối với Doanh nghiệp tư nhân và Cơng ty TNHH có vốn điều lệ dưới 2 tỷ đồng.
Mặt khác, cần ban hành mẫu báo cáo để Tồ án có thể thống kê được chi tiết hơn về quy mô của doanh nghiệp phá sản để giúp ngành Tồ án có thể thống kê chi tiết những nội dung cụ thể trong quá trình giải quyết phá sản, chẳng hạn những vấn đề: số lượng lao động của doanh nghiệp phá sản, tổng tài sản của doanh nghiệp phá sản tổng số nợ của doanh nghiệp phá sản, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ tài sản trên nợ của doanh
nghiệp phá sản chia theo địa phương, theo mơ hình, những đánh giá về vai trị của công ty quản lý nợ, những ảnh hưởng về mặt xã hội của phá sản và những vấn đề phát sinh liên quan khác... Trên cơ sở đó, có thể có những số liệu để những và đánh giá về tình trạng phá sản của các doanh nghiệp ở Việt Nam đồng thời công khai số liệu về phá sản trong tệp số liệu thống kê doanh nghiệp hàng năm.
Một thực tế hiện nay, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc mà nguyên nhân một phần xuất phát từ những quy định của pháp luật phá sản. Trên đây là một số giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Luật phá sản 2004 nói chung và góp phần nâng cao vai trị của Tịa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng.