5. Cơ cấu của đề tài
2.2. Hiến pháp Cộng hòa Pháp
Sau biến cố phá Ngục Bastille vào ngày 14/7, Quốc Hội đầu tiên này đã làm các công việc để thỏa mãn các đòi hỏi của giới nông dân. Một nhóm nhỏ các đại biểu trong Quốc Hội đã chọn một buổi họp ban đêm, khi đó nhiều đại biểu khác đã vắng mặt: đó là đêm hôm mồng 4 tháng 8. Đêm này đánh dấu sự bắt đầu của tinh thần bình đẳng. Do sự xếp đặt trƣớc, một số nhà quý tộc cấp tiến đã đứng lên, tuyên bố từ bỏ đặc quyền bắt dân phải dùng cối xay, lò đốt của lãnh chúa và phải nộp thuế, từ bỏ các quyền lợi tại các tòa án thái ấp, các đặc quyền phong kiến và lãnh chúa. Tất cả các hình thức nô lệ cá nhân đều bị tuyên bố bãi bỏ. Mọi ƣu tiên về miễn thuế và các đặc quyền khác bị chấm dứt. Các nông dân sẽ làm chủ đất đai và sẽ trả bồi thƣờng cho chủ đất là giới quý tộc và tƣ sản giàu có. Nhƣ vậy, nhờ có cách mạng, giới nông dân đã thoát khỏi các bổn phận đối với chủ đất địa phƣơng và sau đó, họ còn không trả bồi thƣờng cho các chủ đất khiến cho về sau, vào năm 1793, trong một giai đoạn cấp tiến của thời kỳ cách mạng, việc đòi trả bồi thƣờng kể trên đã đƣợc nhắc lại. Quốc Hội đầu tiên của nƣớc Pháp đã tuyên bố vào đêm hôm mồng 4 tháng 8 rõ ràng rằng “chế độ phong kiến bị bãi bỏ” đồng thời đặt ra các nguyên tắc dùng cho nền trật tự mới.
Ngày 26 tháng 8 năm 1789, Quốc Hội đầu tiên này, trong cuộc cách mạng 1789, đã thông qua bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền làm căn bản cho sự “tự do công bằng và tình huynh đệ”. Bản văn này do Bá tƣớc Emmanuel Sieyès biên soạn và đã đƣợc dùng làm Lời Mở Ðầu của Hiến Pháp của Pháp quốc.
Những ngƣời đại diện cho Nhân Dân Pháp, đƣợc tổ chức thành một Quốc Hội, tin rằng “sự thiếu hiểu biết, hờ hững hoặc coi thường những quyền
của con người chính là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những tai họa của
cộng đồng, và dẫn đến sự thối nát của các chính quyền”, đã quyết định xác
lập – trong một tuyên ngôn chính thức – các quyền tự nhiên, không thể chuyển nhƣợng và bất khả xâm phạm của con ngƣời.
Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của nƣớc Pháp cũng nêu rõ “con người được sinh ra, được tự do và có quyền bình đẳng”. Không chỉ ngƣời dân nƣớc Pháp, không chỉ những ngƣời da trắng, không chỉ những tín đồ Cơ đốc giáo, không chỉ là đàn ông mà danh từ “ngƣời” ở đây muốn ám chỉ mọi thành viên trong cộng đồng loài ngƣời. Nói cách khác, vào thời kỳ từ năm 1689 đến năm 1776, những quyền vốn đƣợc coi là chỉ thuộc về một dân tộc nào đó – ví dụ nhƣ những ngƣời Anh quốc tự do – nay đã đƣợc chuyển hóa thành nhân quyền – quyền tự nhiên của cả nhân loại mà ngƣời Pháp gọi là quyền con ngƣời.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền (the Declaration of the Rights of Man and Citizen) có nội dung với một số điểm chính đƣợc liệt kê dƣới đây:
- Mọi ngƣời đều đƣợc sinh ra bình đẳng cùng với các quyền lợi bằng nhau.
- Mọi công dân có quyền bầu các đại biểu để làm ra luật pháp.
- Mọi ngƣời đƣợc tự do nói, viết, hay in ra các ý kiến miễn là ngƣời đó không lạm dụng đặc quyền này.
- Số tiền thuế mà một ngƣời phải đóng sẽ đƣợc căn cứ vào số lƣợng tài sản mà ngƣời đó có.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền năm 1789 này xác nhận các nguyên tắc của một quốc gia mới, quyền bình đẳng giữa các công dân và chủ quyền tập thể của nhân dân. Điều I của Bản Tuyên Ngôn viết rằng "Con
remain free and equal in rights). Các quyền lợi tự nhiên của con ngƣời là “tự do, có tài sản, được an toàn và chống lại mọi áp bức” (liberty, property, security and resistance to oppression). Cũng từ lúc này, tự do tƣ tƣởng và tôn giáo đƣợc bảo đảm. Tự do đƣợc định nghĩa là có quyền làm mọi công việc mà không tổn hại đến các ngƣời khác và luật pháp phải công bằng với mọi ngƣời và là biểu hiện của nguyện vọng chung, đƣợc mọi công dân hay các đại biểu làm ra.
Tƣ tƣởng Bình Đẳng của thời kỳ cách mạng ban đầu nhƣ vậy đã bị thay thế bằng chiều hƣớng Tự Do, một thứ quyền lợi linh thiêng và không thể bị xâm phạm. Theo đó, không một ai bị bắt bớ hay trừng phạt ngoại trừ bởi luật pháp, mọi ngƣời có quyền làm các công vụ nếu hội đủ các điều kiện đòi hỏi. Chỉ có Quốc gia có chủ quyền tối thƣợng và các viên chức chính phủ cùng các lực lƣợng quân sự hành động vì Quốc gia. Quyền lực của chính phủ phải đƣợc phân chia cho các ban ngành và các công chức phải có hành vi tốt tại các nhiệm sở. Quốc gia vì các mục đích chung và theo luật pháp, có thể tịch thu tài sản của một số cá nhân nhƣng phải hành động công bằng và hợp pháp, trong khi thuế vụ có thể đƣợc gia tăng một cách hợp lý.
Bản Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền đƣợc coi là một hiến chƣơng về nền dân chủ, đã đƣợc in thành hàng ngàn tờ truyền đơn, tập sách mỏng và sách học, đƣợc đọc lớn tại các nơi công cộng, đƣợc đóng khung treo tƣờng và đã trở nên tập sách “giáo lý” của cuộc Cách Mạng Pháp. Khi đƣợc dịch sang các ngôn ngữ khác, Bản Tuyên Ngôn này đã lan truyền thứ tự do tƣ tƣởng ra khắp châu Âu, và sự đề cao cuộc Cách Mạng Pháp do Thomas Paine đề cập qua cuốn sách “Các Quyền Lợi của Con Ngƣời” (the Rights of Man) xuất bản năm 1791, đã ảnh hƣởng tới các xứ nói tiếng Anh.
Mặc dù không nằm trong Hiến pháp nhƣng cho đến nay, Lời mở đầu của Hiến pháp 1958 đang hiện hành của cộng hòa Pháp, trịnh trọng tuyên bố:
“Nhân dân Pháp trung thành với bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền
năm 1789”. Điều đó có nghĩa bản tuyên ngôn này nhƣ là một nội dung chính
của Hiến pháp.