Hiến pháp năm 1946 với vấn đề nhân quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiến pháp với vấn đề nhân quyền (Trang 55 - 59)

5. Cơ cấu của đề tài

3.2. Hiến pháp năm 1946 với vấn đề nhân quyền

Hiến pháp 1946 ra đời trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, phức tạp, quan hệ đến sự mất còn của chính quyền cách mạng non trẻ Việt Nam. Với những chế định cụ thể, Hiến pháp 1946 đã tạo cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Với Hiến pháp năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử, địa vị pháp lí của công dân đƣợc xác lập trên cơ sở dân tộc giành đƣợc độc lập. Có thể nói rằng, mặc dù ra đời trong hoàn cảnh khó khăn, nhƣng Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định những nội dung tiến bộ về quyền con ngƣời mà nhân dân ta đã giành đƣợc. Đó là một nội dung cốt lõi của Hiến pháp dân chủ.

Tuy rằng, đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc ta nhƣng nó đã ghi nhận và đảm bảo những quyền cơ bản của con ngƣời. Đó là sự bình đẳng về quyền lợi trên mọi phƣơng diện. Công dân việt nam không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc đều bình đẳng nhƣ nhau.

Tƣ tƣởng về một “Hiến pháp dân chủ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan niệm về độc lập, tự do của nhân dân và quyền tự do, dân chủ của mỗi cá nhân trong một nhà nƣớc đƣợc thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ Hiến pháp năm 1946. Nét nổi bật nhất xuyên suốt nội dung của Hiến pháp năm 1946 là tất cả quyền bính trong nƣớc là của toàn thể nhân dân với một chính thể dân chủ rộng rãi, một bộ máy nhà nƣớc mạnh mẽ và sáng suốt đề cao và tôn trọng quyền con ngƣời, quyền công dân.

Hiến pháp 1946 là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích với tính nhân dân, thực sự dân chủ, tiến bộ của nó đƣợc thể hiện sâu sắc trong từng điều văn của Hiến pháp. Toàn bộ bản hiến văn chỉ gồm 70 điều nhƣng có đến 18 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân nằm trong chƣơng II – Quyền lợi và nghĩa vụ công dân, chỉ nằm ngay sau chƣơng I quy định về Chính thể.

Về phƣơng diện pháp lý, ngƣời dân Việt Nam từ thân phận thần dân trong chế độ phong kiến, từ thân phận ngƣời nô lệ trong chế độ thực dân, đã trở thành chủ thể của quyền lực nhà nƣớc và nhà nƣớc đó đã xác định rõ tại Điều 1 của Hiến pháp năm 1946: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không

phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

Đây là một bƣớc tiến lớn trong sự phát triển của tƣ tƣởng dân chủ; quy định trên đây cũng đề cao tính dân tộc của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc dân chủ nhân dân đầu tiên do Bác Hồ khai sinh là Nhà nƣớc độc lập với bản chất quyền lực là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân.

Hiến pháp 1946 đã đƣợc viết ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát, đồng thời khẳng định đƣợc những nguyên tắc về những quyền cơ bản con ngƣời trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa của công dân Việt Nam. Cụ thể những quyền đó đƣợc xác nhận nhƣ sau:

o Các quyền về chính trị: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phƣơng diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa (Điều thứ 6); quyền bình đẳng trƣớc pháp luật, và quyền đƣợc tham gia chính quyền (Điều thứ 7); quyền của các quốc dân thiểu số đƣợc giúp đỡ (Điều thứ 8); quyền bình đẳng nam nữ (Điều thứ 9); quyền đƣợc đi bầu cử và tự ứng cử (Điều thứ 18); quyền đƣợc bãi miễn các đại biểu dân cử (Điều thứ 20); quyền phúc quyết về Hiến pháp và các vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia (Điều thứ 21);

o Các quyền về kinh tế - xã hội: quyền tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình (Điều thứ 7); quyền tƣ hữu tài sản (Điều thứ 12); quyền đƣợc đảm bảo quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay (Điều thứ 13); quyền đƣợc giúp đỡ của những ngƣời già cả hoặc tàn tật không làm đƣợc việc; quyền đƣợc săn sóc về mặt giáo dƣỡng của trẻ con (Điều thứ 14); o Các quyền về văn hóa: quyền đƣợc giáo dục miễn phí ở bậc sơ học,

quyền đƣợc học bằng tiếng của mình đối với quốc dân thiểu số ở các địa phƣơng, học trò nghèo đƣợc Chính phủ giúp, trƣờng tƣ đƣợc mở tự do và phải dạy theo chƣơng trình Nhà nƣớc (Điều thứ 15);

o Các quyền tự do cá nhân: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngƣỡng, tự do cƣ trú, đi lại trong nƣớc và ra nƣớc ngoài (Điều thứ 10); quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và thƣ tín (Điều thứ 11);

Bản Hiến pháp này đƣợc xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo dân quyền - các quyền tự do dân chủ của nhân dân, mà nền tảng nguồn cội của nó chính là những quyền tự nhiên của con ngƣời. Những quyền tự nhiên vốn có của con ngƣời này không phải do nhà nƣớc tạo ra cho họ, mà đƣợc Hiến pháp tôn

trọng và ghi nhận đồng thời cam kết đảm bảo thực hiện những quyền này trong thực tế. Hiến pháp năm 1946 đã xác nhận tính phổ biến của quyền con ngƣời, áp dụng bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử về giới tính…, cũng nhƣ tính không thể chuyển nhƣợng, tƣớc đoạt một cách tùy tiện quyền con ngƣời của công dân Việt Nam (Điều thứ 11).

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị

cao nhất là dân, vì dân là chủ” [7]. Quan niệm địa vị cao nhất là dân đƣợc Hồ

Chí Minh giải thích rất ngắn gọn “dân là chủ”, mọi quyền hành và lực lƣợng là của nhân dân, mọi công việc đều do dân và do đó thành quả của nền dân chủ mới thuộc về đại đa số quần chúng nhân dân chứ không phải của bất cứ một số ít dân cƣ nào. Hiến pháp và dân quyền trong tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hai yếu tố gắn liền với nhau. Hiến pháp là phƣơng tiện để cho nhân dân đƣợc hƣởng quyền tự do dân chủ. Ngƣợc lại, dân quyền là nội dung cốt lõi của một bản Hiến pháp dân chủ.

Từ việc ghi nhận các quyền và tự do cơ bản của con ngƣời, từ các quyền chính trị, dân sự cho đến các quyền kinh tế, văn hóa,… cho thấy, Hiến pháp năm 1946 có phạm vi điều chỉnh nhân quyền rộng, ghi nhận nhiều quyền tiến bộ do nhân dân và con ngƣời Việt Nam đấu tranh và giành đƣợc. Điều này đã khẳng định rằng, quyền con ngƣời là một nội dung quan trọng trong Hiến pháp năm 1946 và nó chính là đối tƣợng điều chỉnh cơ bản của bản Hiến pháp này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét về bản Hiến pháp năm 1946 nhƣ sau:

Bản Hiến pháp đó chƣa hoàn toàn nhƣng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã đƣợc đứng ngang hàng với đàn ông để đƣợc

hƣởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp [5].

Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chuyên gia làm luật Việt Nam đã nhận định rằng, Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc ta, là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản Hiến pháp nào trên thế giới. Nó là bản Hiến pháp mẫu mực trên nhiều phƣơng diện và chƣa có bất cứ ý kiến nào cho rằng bản Hiến pháp này lạc hậu so với thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiến pháp với vấn đề nhân quyền (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)