5. Cơ cấu của đề tài
2.3. Hiến pháp Anh quốc:
Vƣơng quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (sau đây gọi tắt là Anh quốc) không có văn kiện mang tên “Bản Hiến Pháp Hoàng Gia”. Tuy vậy, họ lại có một số văn kiện với sức mạnh của hiến pháp. Những văn kiện này gồm có Đại Hiến Chƣơng (1215), Luật về các quyền (1689), Đạo Luật Định Cƣ (1701), và một số các đạo luật đặc biệt do Quốc Hội Anh ban hành.
Sự ra đời của Đại Hiến chƣơng Magna Carta ngày 15/06/1215 là một cột mốc lịch sử thể hiện quá trình phát triển các tƣ tuởng đấu tranh cho quyền tự do cá nhân, vốn đã đƣợc manh nha rất sớm tại nƣớc Anh và có một quá trình phát triển rất dài qua các thời đại, khởi đầu là những yêu cầu hạn chế những đặc quyền của nhà vua. Đây là một bản văn kiện đƣợc coi nhƣ đã mở đƣờng cho các quyền tự do của con ngƣời ở Anh quốc và ngày nay đƣợc cả thế giới lý tƣởng hóa thành một biểu tƣợng lịch sử về tranh đấu cho các quyền tự do của con ngƣời.
Hiến chƣơng này có ảnh hƣởng đến sự phát triển của thông luật (common law) và nhiều tài liệu liên quan đến hiến pháp nhƣ bản Hiến pháp Hoa Kỳ, đặc biệt là Luật về các quyền (Bill of Rights), và nó đƣợc xem là một trong những tài liệu pháp lý quan trọng nhất trong lịch sử dân chủ. Hiến chƣơng Magna Carta còn là một trong những tài liệu pháp lý đầu tiên tiết chế quyền lực của nhà nƣớc để bảo vệ các quyền của công dân nƣớc này.
Nhà vua cũng bị các điều khoản trong Đại Hiến chƣơng ràng buộc nhƣ quý tộc. Nói một cách khác, nhà vua không còn đƣợc tùy tiện đứng trên pháp luật nhƣ trƣớc nữa. Theo đó, trƣớc pháp luật, nhà vua hay dân thƣờng, kẻ thống trị cũng nhƣ ngƣời bị trị, đều ngang nhau. Tòa án không đƣợc vi phạm
sự bình đẳng đó, bất kỳ dƣới hình thức nào. Tuy vậy, trên thực tế, Đại Hiến chƣơng vẫn chỉ là một giao ƣớc giữa giai cấp thống trị với nhau; ngƣời dân vẫn còn là thần dân, chứ chƣa phải là công dân.
Vào năm 1688, vua James II của Anh quốc bị chống đối, những lãnh tụ quốc hội mời con rể nhà vua là Thái tử ngƣời Hà Lan William of Orange cai trị nƣớc Anh (Vua William III). Sau khi ông này từ Netherlands về nƣớc, thì vua James II bỏ ngai vàng trốn sang nƣớc Pháp. Ngƣời ta gọi đây là cuộc cách mạng vẻ vang vì không đổ máu. Năm 1689, vua William III chấp nhận ban hành Đạo luật về các quyền của Anh. Văn kiện này công nhận những quyền căn bản của ngƣời dân, đồng thời cũng ấn định việc tăng thuế, hoặc tăng quân đội của nhà vua mà không có sự chấp thuận của Quốc Hội là trái luật.
Tuy nhiên, nhƣ ta có thể thấy, qua các điều khoản của Đạo luật về các quyền năm 1689 (Bill of Rights, 1689), cuộc cách mạng ở Anh đã đƣợc diễn ra không phải chỉ để bảo vệ quyền sở hữu tài sản (theo nghĩa hẹp) nhƣng để thành lập các quyền tự do mà các ngƣời tiến bộ cho là có giá trị tinh thần thiết yếu cho phẩm cách của con ngƣời. “Các quyền con người” kể ra trong Đạo luật về các quyền của nƣớc Anh dần dần đƣợc ban bố ra ngoài biên giới của nƣớc Anh, nhất là trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776 (American Declaration of Independence 1776) và trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp năm 1789 (Declaration of the Rights of Man, 1789). Thế kỷ 18 chứng kiến sự xuất hiện của chế độ hiến pháp trị tại Mỹ và Pháp; và tới thế kỷ 19 thì chế độ này lan ra tới các nƣớc Đức, Ý và các nƣớc Tây phƣơng khác với những mức độ thành công khác nhau.
Mặc dù Đạo luật Nhân quyền của nƣớc Anh năm 1689 đã nhắc đến “những quyền lợi và tự do xưa”, song bộ luật này đã không tuyên bố rằng nhân quyền phải có tính toàn cầu, tính tự nhiên và tính bình đẳng.
CHƢƠNG 3
HIẾN PHÁP VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN 3.1. Quyền con ngƣời ở Việt Nam trƣớc Hiến pháp năm 1946
Từ thủa xa xƣa, ngƣời Việt luôn đấu tranh giành quyền đƣợc sống trong độc lập tự do, một nhân tố cơ bản trong nhân quyền. Đã có nhiều sự tích ca ngợi quyền đƣợc sống, quyền tự do và mƣu cầu hạnh phúc của con ngƣời nhƣ sự tích Tiên Dung – Chử Đồng Tử nói lên quyền tự do yêu đƣơng, sự tích Mai An Tiêm nêu lên quyền và khát vọng tồn tại của con ngƣời, truyền thuyết Tiên Rồng qua nguyên lý “50 con theo mẹ Tiên, 50 con theo cha Rồng” đã đề cao sự bình đẳng về quyền giữa nam giới và nữ giới, không phân biệt giới tính…
Trong dân gian, nhiều câu ca dao, tục ngữ cũng đề cập đến nhân quyền nhƣ “nhiễu điều phủ lấy giá gương / người trong một nước phải thương nhau cùng” hoặc là “bầu ơi thương lấy bí cùng / tuy rằng khác giống nhưng chung
một giàn” hoặc là “thương người như thể thương thân”…
Trong thời kỳ phong kiến, tại một số triều đại nhất định, quyền con ngƣời cũng đƣợc tôn trọng và đƣợc pháp luật bảo vệ. Bộ "Quốc triều hình luật" hay còn gọi là bộ luật Hồng Đức của nhà Lê đƣợc ban hành năm 1483 quy định về quyền bình đẳng nam nữ, phụ nữ có thể làm nữ quan, vợ bình đẳng với chồng về các quyền dân sự và tài sản; hoặc quy định nhà nƣớc phải trợ giúp ngƣời nghèo khó, tật nguyền, cô nhi, quả phụ về lƣơng thực, thuốc men, nơi ở… Đó là những quy định bảo vệ quyền của phụ nữ, bảo vệ quyền sống đối với ngƣời vô gia cƣ, ngƣời già, trẻ em, quyền đƣợc bảo vệ thân thể…sớm hơn tƣ tƣởng nhân quyền của nhiều quốc gia phƣơng tây.
Nhân quyền còn đƣợc thể hiện qua một số chính sách ngoại giao, đối xử với tù binh chiến tranh của các triều đại phong kiến Việt Nam. Ở triều Trần, sau khi chiến thắng quân Nguyên – Mông, nhà Trần cũng đã tha cho
nhiều tù binh, hàng tƣớng về nƣớc, bảo toàn mạng sống của họ; thời nhà Lê, thông qua hội thề Đông Quan, nghĩa quân Lam Sơn đã tha bổng và tạo điều kiện cho quân Minh trở về nƣớc an toàn với chủ trƣơng lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cƣờng đạo…
Có thể nhận thấy, Việt Nam tuy không phải là quốc gia sản sinh ra các thuật ngữ nhân quyền nhƣng rất giàu truyền thống nhân đạo, nhân văn và khái niệm nhân quyền đi liền với tinh thần nhân đạo, tình cảm yêu thƣơng con ngƣời, tính nhân nghĩa, nhân ái.
Đến thời kỳ thuộc địa của đế quốc thực dân, dƣới chế độ phong kiến, nửa thực dân, ngƣời dân Việt Nam chỉ có trách nhiệm và nghĩa vụ phục tùng vô điều kiện yêu cầu của kẻ bề trên. Họ bị tƣớc bỏ tất cả mọi quyền hành, họ chƣa bao giờ là chủ thể của quyền lực. Vì vậy, vấn đề dân quyền - một vấn đề mới mẻ trong những năm đầu của thế kỷ XX đã đƣợc các sĩ phu yêu nƣớc sớm nêu lên gắn liền với vấn đề lập hiến. Bằng sự trải nghiệm của mình, Phan Bội Châu cho rằng, không có dân quyền là một trong những nguyên nhân khiến cho nhân dân ta sống trong tủi nhục, cay đắng, khốn khổ và tăm tối. Trong Tân Việt Nam (1907), với sự khảo cứu lịch sử và hiện trạng của nƣớc nhà, Phan Bội Châu đã vạch rõ:
Cái nọc độc chuyên chế của bọn ngƣời hại dân ấp ủ đã hàng ngàn năm nay từ bên Trung Quốc lây sang nƣớc ta, đến nỗi một tên độc phu (vua) và vài vạn kẻ dung nhân (quan) làm cá thịt trăm họ dân ta. Thế mà dân ta ngu ngốc khờ dại, không biết giành dân quyền, giữ quốc mệnh, chỉ ngày đêm lo hết lòng hết sức đem máu mỡ của mình cung đơn cho bọn độc phu, dung nhân uống nuốt? Than ôi! Thật đáng thƣơng thay. [1]
Trong quan niệm của Phan Bội Châu, một khi giành lại đƣợc chủ quyền quốc gia thì quyền lực tối cao đƣơng nhiên sẽ thuộc về tay nhân dân, và nhƣ
một hệ quả tự nhiên, ngƣời dân sẽ đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền tự do căn bản:
Sau khi đã duy tân rồi, thì dân trí sẽ mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt; vận mệnh nƣớc ta do dân ta nắm giữ. Giữa đô thành nƣớc ta đặt một tòa Nghị viện lớn. Bao nhiêu việc chính trị đều do công chúng quyết định. Thƣợng nghị viện phải đợi Trung nghị viện đồng ý, Trung nghị viện phải đợi Hạ nghị viện đồng ý mới đƣợc thi hành. Hạ nghị viện là nơi đa số công chúng có quyền tài phán việc của Trung nghị viện và Thƣợng nghị viện. Phàm nhân dân nƣớc ta, không cứ là sang hèn, giầu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu cử. Trên là vua nên để hay nên truất; dƣới là quan nên thăng hay nên giáng, dân ta đều có quyền quyết đoán cả. Những vua tệ quan hƣ không hợp công đạo, thì khi hội nghị trong nghị viện, dân ta hội nhau công nghị, đƣợc có quyền khiển trách, trừng phạt. [2]
Nói cách khác, theo quan niệm này, một khi đã giành đƣợc độc lập, nhân dân ta đƣơng nhiên sẽ đƣợc thực hiện các quyền của con ngƣời trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tự do cá nhân... Theo Phan Bội Châu, dân quyền là quyền lực và nhu cầu của ngƣời dân, là giá trị của con ngƣời cần phải đƣợc khẳng định bằng các văn bản nhà nƣớc nhằm đảm bảo và tăng cƣờng hiệu lực thực hiện. Do đó, Phan Bội Châu thấy rằng, cần phải có một bản Hiến pháp của nƣớc Việt Nam. Năng 1929, ông đã soạn thảo xong bản Hiến pháp đó. Tiếc rằng, bản Hiến pháp này đƣợc soạn thảo trong điều kiện nƣớc nó chƣa giành đƣợc độc lập.
Một trong những chiến sĩ tiên phong khởi xƣớng và truyền bá dân quyền và tƣ tƣởng lập hiến ở Việt Nam là Phan Chu Trinh. Vào năm 1902, Phan Chu Trinh đã bắt đầu tiếp thu tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản phƣơng Tây và những tƣ tƣởng cải cách đất nƣớc của Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Bạch.
Hai nguồn tƣ tƣởng này đã giúp ông đề xƣớng tƣ tƣởng “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, ông đã coi việc mở mang dân trí là tiền đề để xây dựng xã hội dân chủ. Là ngƣời phản đối kịch liệt chế độ quân chủ chuyên chế, ông thƣờng nói: “Cái độc chuyên chế cùng cái hủ nho nhà ta đã trở thành chứng bệnh bất trị mà học thuyết tự do, dân quyền Âu Tây là vị thuốc đắng để
chữa bệnh đó”. Ông đƣa ra tƣ tƣởng dân quyền, chủ trƣơng bầu cử những
ngƣời xứng đáng vào bộ máy Nhà nƣớc. Trong Tỉnh quốc hồn ca, ông viết: Ngƣời ta chẳng tƣởng mơ quyền tƣớc
Làm quan vốn giúp nƣớc, giúp dân Những ngƣời khanh tƣớng công thần Ai ai cũng phải lấy dân làm nề
Nào là kẻ đủ bề tài trí
Nào là ngƣời cả khí kinh luân Tiếng khen khắp cả xa gần
Trong khi tuyển cử thì dân nó bầu
Đề cao tƣ tƣởng dân quyền và lập hiến, ông viết: "Nhật Bản là nƣớc đồng chủng, đồng giống với nƣớc ta, bốn mƣơi năm trƣớc, họ lập ra Hiến pháp cho dân đƣợc bầu cử Nghị viên, còn việc chính trị trong nƣớc theo ý của dân, chứ vua không đƣợc chuyên quyền cả" .
Vào những năm cuối đời mình, tƣ tƣởng xây dựng Hiến pháp và một nhà nƣớc dân chủ của Phan Chu Trinh thể hiện rất đậm nét trong bài diễn thuyết: “Quân trị và dân trị chủ nghĩa” của ông tại Hội khuyến học Sài Gòn, ông đã nhấn mạnh:
Trong nƣớc có Hiến pháp, ai cũng phải tôn trọng Hiến pháp, cái quyền của Chính phủ cũng bởi Hiến pháp quy định cho, lƣời biếng không đƣợc mà dẫu có muốn áp chế cũng không chỗ nào thò ra đƣợc. Vả lại khi có điều gì vi phạm đến pháp luật thì ngƣời nào cũng nhƣ
ngƣời nào, từ ông Tổng thống cho đến một ngƣời nhà quê cũng chịu theo pháp luật nhƣ nhau.
Vấn đề quyền con ngƣời cũng đã đƣợc chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm, ngƣời đã đặt nền móng lý luận và thực tiễn bằng việc khẳng định quyền con ngƣời gắn liền với quyền dân tộc, với độc lập chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Véc-xai vào đầu năm 1919 do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo gồm tám điểm, trong đó điểm thứ hai Ngƣời đòi phải: “cải cách nền pháp lý ở Ðông Dương bằng cách cho người dân bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm
bảo về mặt pháp luật như người Âu châu” [6]. Và trong một yêu sách khác
gửi cho Hội Vạn quốc ngày 30-8-1926, Ngƣời đề nghị: “Nếu được độc lập ngay thì nước chúng tôi: sắp đặt một nền Hiến pháp về phương diện chính trị
và xã hội, theo như những lý tưởng dân quyền”. Đó chính là những quyền cơ
bản của con ngƣời mà sau này đã đƣợc phản ánh trong hiến pháp đầu tiên của dân tộc.
Tƣ tƣởng nhân quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những truyền thống của dân tộc và đƣợc nâng cao khi tiếp nhận Chủ nghĩa Mác- Lênin. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nghiên cứu và đánh giá cao thành tựu quyền con ngƣời của Cách mạng tƣ sản Mỹ và Cách mạng tƣ sản Pháp, điều này đã đƣợc thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập do ngƣời soạn thảo và công bố ngày 2/9/1945 khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý lớn của thời đại mới trong thế kỷ XX đó là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do”.
Đây là một khái quát mới mà Hồ Chí Minh, chính Ngƣời thừa nhận, suy rộng ra từ câu mở đầu bất hủ của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776:
“Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền
được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”.
Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, bản chất của Chủ nghĩa xã hội là nhân đạo, là tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời – cốt lõi của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền cá nhân gắn liền với quyền dân tộc tự quyết với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và quyền làm chủ xã hội của nhân dân lao động. Việc khẳng định quyền độc lập dân tộc với quyền độc lập tự quyết, quyền cơ bản của con ngƣời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn trong việc xây dựng nền tảng tƣ duy triết học và tƣ duy pháp lý hiện đại. Đối với Hồ Chí Minh, quyền sống không chỉ là quyền đƣợc tồn tại, mà còn là quyền làm ngƣời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy các quyền con ngƣời phải đƣợc bảo vệ và phải đƣợc ghi nhận bằng Hiến pháp. Chỉ sau một ngày khi đọc Tuyên ngôn độc lập, ngay hôm sau (ngày 3 tháng 9 năm 1945) trong phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem việc tổng tuyển cử, xây dựng Hiến pháp là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách. Cốt lõi quan niệm dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xác định mối quan hệ giữa nhân dân với toàn bộ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, bao gồm Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức Đoàn thể, trong đó nhân dân lao động là ngƣời làm chủ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
Nƣớc ta đã bị chế độ quân chủ cai trị rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nƣớc ta không có hiến pháp, nhân dân ta không đƣợc hƣởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có hiến pháp dân chủ. [6]
Từ những tƣ tƣởng của Ngƣời mà hệ thống chính trị xã hội cùng Hiến pháp, pháp luật và các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là cơ
chế chung quản lý xã hội, đồng thời đó cũng là cơ chế bảo đảm quyền con