Cầm cố thẻ tiết kiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán tại việt nam 03 (Trang 36 - 63)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN

2.2. Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng

2.2.1. Cầm cố thẻ tiết kiệm

2.1.1.1. Bản chất pháp lý cầm cố thẻ tiết kiệm

Khoản 7, Điều 6 về “Giải thích từ ngữ”, Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13-9-2004 về Ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25-9-2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) quy định về thẻ tiết kiệm như sau:

“7. Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.” [16, khoản 7, Điều 6]

Theo quy định tại khoản 1, Điều 21 về “Sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay”, Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN thì: “Thẻ tiết kiệm được sử dụng làm tài sản cầm cố

tại các tổ chức tín dụng theo các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay nếu được tổ chức tín dụng đó chấp thuận.” [16, khoản 1, Điều 21]

Ở đây, có thể hiểu rằng việc tổ chức tín dụng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm về bản chất là việc tổ chức tín dụng nhận cầm cố đối với khoản tiền gửi tiết kiệm (được ghi nhận thông tin trên thẻ tiết kiệm) thuộc sở hữu của người đứng tên trên thẻ tiết kiệm để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng.

Theo cách hiểu bản chất này, bên nhận cầm cố không “trực tiếp giữ tài

sản” cũng không “uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản” theo quy định tại Điều

16 “Giữ tài sản cầm cố”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm: Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Dân sự và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố. [13, Điều 16] Tài sản bảo đảm ở đây cũng không được chuyển giao thực tế từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố theo quy định tại Điều 326 về “Cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005. Khi thực tế, khoản tiền gửi tiết kiệm vẫn do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hay chính là tổ chức phát hành thẻ tiết kiệm quản lý. Bên cầm cố chỉ chuyển giao cho bên nhận cầm cố chứng chỉ xác nhận về quyền sở hữu tài sản cầm cố mà thôi.

Trong trường hợp này, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cũng không thể được xác định là người thứ ba giữ tài sản cầm cố. Vì thế, tổ chức nhận tiền gửi

tiết kiệm cũng không có các nghĩa vụ theo “hợp đồng gửi giữ tài sản” như quy định tại khoản 2, Điều 17 về “Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP: “Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba

giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.” [13, khoản 2, Điều 17]

2.1.1.2. Hiệu lực giao dịch cầm cố thẻ tiết kiệm

Giao dịch cầm cố thẻ tiết kiệm có hiệu lực từ thời điểm thẻ tiết kiệm được chuyển giao cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố theo quy định chung về hiệu lực giao dịch cầm cố, cụ thể như sau đây.

Điều 328 về “Hiệu lực của cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên

nhận cầm cố.” [30, Điều 328]

Điểm b, khoản 1, Điều 10 về “Hiệu lực của giao dịch bảo đảm”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định:

1. Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây:

b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; [13, khoản 1, Điều 10]

Ở đây, mặc dù về bản chất các bên hướng tới khoản tiền gửi được thể hiện trên thẻ tiết kiệm, nhưng do đặc thù không thể chuyển giao hẳn số tiền gửi nên các bên chuyển giao cho nhau thẻ tiết kiệm – bằng chứng về việc sở hữu tiền gửi của bên cầm cố.

2.1.1.3. Xử lý tài sản cầm cố

Bên nhận cầm cố thẻ tiết kiệm có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong tỏa tài khoản tiền gửi của bên cầm cố theo quy định tại khoản 1, Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận

đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm: “2. Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố có

quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố.”. Điều này bảo đảm cho việc xử lý tài sản cầm cố để thu

hồi nợ vay của tổ chức tín dụng nhận cầm cố.

Do tính chất đặc thù về bản chất của tài sản cầm cố là khoản tiền gửi nên trong trường hợp phải xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng nhận cầm cố thông thường sẽ sử dụng phương thức nhận chính tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 59 về “Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận”, Nghị định 163/2006/NĐ- CP về Giao dịch bảo đảm: 2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để

thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. [13, khoản 2, Điều 59]

Trên cơ sở thỏa thuận của các bên tại hợp đồng cầm cố về quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng nhận cầm cố, cùng những nội dung cam kết khác của bên cầm cố theo quy định tại khoản 2, Điều 21 về “Sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay”, Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN:

2. Khi sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải cam kết trường hợp đến hạn trả nợ mà không trả được nợ, thì tổ chức tín dụng cho vay có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển số tiền gửi tiết kiệm của bên vay cho tổ chức tín dụng cho vay để thu hồi nợ. [16, khoản 2, Điều 21]

Tổ chức tín dụng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển cho mình khoản tiền gửi tiết kiệm thuộc sở hữu bên cầm cố để khấu trừ nợ vay (có thể là nợ gốc, nợ lãi, phí,… theo thỏa thuận cụ thể của các bên).

2.2.2. Cầm cố giấy tờ có giá

Khoản 8, Điều 6 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định về giấy tờ có giá như sau:

“8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.” [35, khoản 8, Điều 6]

Khoản 9, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định liệt kê:

“9. Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín

phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.” [13, khoản 9,

Điều 3]

Tại Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21-9-2011 của Tòa án nhân dân tối cao về Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cũng đã ghi nhận quan điểm về giấy tờ có như sau:

1. … Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:

a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;

b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;

c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;

d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do

Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);

đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”… [37]

Theo thực tế quy định, với giấy tờ có giá, pháp luật thừa nhận việc sử dụng biện pháp cầm cố. Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định:

3. Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giấy tờ có giá đó.

Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố mà gây thiệt hại cho bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp tài sản cầm cố là các loại chứng khoán thuộc đối tượng phải đăng ký, lưu ký chứng khoán thì việc đăng ký cầm cố tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và việc đăng ký, lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. [13, Điều 19]

Thực tế, trong giao dịch cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, nếu tài sản là giấy tờ có giá thì pháp luật cũng thừa nhận áp dụng biện pháp cầm cố. Khoản 2, Điều 2 về “Giải thích từ

ngữ”, Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18-8-2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định như sau:

2. Cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nắm giữ bản gốc giấy tờ có giá hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước. [18, khoản 2, Điều 2] Xét về bản chất, với giao dịch cầm cố giấy tờ có giá, tài sản thực tế mà các bên hướng đến là giá trị vật chất đã cụ thể hóa hoặc chưa cụ thể hóa; nhưng giá trị vật chất này không được các bên chuyển giao cho nhau một cách trực tiếp mà thực tế chỉ chuyển giao cho nhau “bằng chứng” xác định giá trị vật chất này mà thôi.

Ví dụ như trường hợp cầm cố giấy tờ có giá là cổ phiếu, với cách hiểu thông thường, theo quy định tại khoản 1, Điều 85 về “Cổ phiếu”, Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành

hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.” [30, khoản 1, Điều 85]

Hay theo quy định tại khoản 1, Điều 120 về “Cổ phiếu”, Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút

toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó” [37, khoản 1, Điều 120]

Theo đó, cổ phiếu sẽ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông đối với một phần tài sản của công ty cổ phần. Theo cách hiểu bản chất như đã nêu, nếu tổ chức tín dụng nhận cầm cố cổ phiếu do một công ty cổ phần nào đó phát hành, thì tổ chức tín dụng đó đã nhận cầm cố một phần tài sản của công ty cổ phần đó. Đương nhiên, phần tài sản này chưa thể chuyển giao một cách trực quan, nên bên cầm cố sẽ chỉ có thể chuyển giao cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố “bằng

chứng” về quyền sở hữu này của mình; nhưng trong trường hợp này, tài sản cầm cố là loại chứng khoán vốn nên về bản chất đã hình thành trên thực tế.

Đối với trường hợp cầm cố trái phiếu, do là loại chứng khoán nợ, nên thông thường giá trị vật chất mà các bên hướng tới sẽ chưa được hình thành toàn bộ trên thực tế. Ở góc độ nào đó, có thể hiểu các bên đang hướng đến một quyền thụ hưởng khoản vật chất nhất định từ nghĩa vụ thanh toán của tổ chức phát hành trái phiếu. Đây là điểm khác biệt với trường hợp cầm cố chứng khoán vốn. Theo từng cơ sở phân loại giấy tờ có giá, ta sẽ có những góc nhìn đa dạng về cách đánh giá, so sánh bản chất pháp lý của giao dịch cầm cố loại tài sản này; nhưng đa phần với giao dịch cầm cố giấy tờ có giá, tương tự như trường hợp cầm cố thẻ tiết kiệm, các bên không chuyển giao một tài sản vật chất cụ thể (tương ứng với giá trị của giấy tờ có giá) cho nhau mà chuyển giao “bằng chứng” về quyền sở hữu giá trị vật chất.

Đối với tài sản bảo đảm là cổ phần, cổ phiếu, dưới góc độ hoạt động bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, không phải mọi loại cổ phần, cổ phiếu đều có thể nhận bảo đảm. Khoản 5 và 6, Điều 126 về “Những trường hợp không được cấp tín dụng”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định 2 trường hợp tổ chức tín dụng không được nhận bảo đảm đối với cổ phần, cổ phiếu như sau:

- Không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.

- Theo đó, tổ chức tín dụng không được nhận cầm cố đối với cổ phiếu do chính tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng phát hành.

Theo quy định tại khoản 30, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Các tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng được xác định thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;

+ Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;

+ Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con; + Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán tại việt nam 03 (Trang 36 - 63)