Một số hạn chế trong việc nhận cầm cố tài sản của tổ chức tín dụng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán tại việt nam 03 (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN

2.1. Một số quy định chung của pháp luật về cầm cố tài sản trong hoạt

2.1.3. Một số hạn chế trong việc nhận cầm cố tài sản của tổ chức tín dụng,

dụng, công ty chứng khoán

2.1.3.1. Đối với tổ chức tín dụng:

Xuất phát từ những quy định đặc thù trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng mà dẫn theo đó là những hạn chế về việc nhận cầm cố tài sản nói riêng, nhận bảo đảm nói chung của tổ chức tín dụng.

Theo quy định tại Điều 126 về “Những trường hợp không được cấp tím dụng”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm của các đối tượng sau:

- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;

- Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

Đồng thời, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho những đối tượng trên cơ sở nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng mà bên được cấp tín dụng có quan hệ như trên với tổ chức tín dụng là bên bảo đảm này.

Ngoài ra, một số hạn chế khác được xác định cụ thể với trường hợp tài sản bảo đảm là cổ phần, cổ phiếu sẽ được nêu tại mục sau đây.

2.1.3.2. Đối với công ty chứng khoán:

Một số hạn chế đối với công ty chứng khoán trong việc nhận tài sản cầm cố được nêu cụ thể tại mục sau đây.

2.1.4. Thời điểm có hiệu lực của giao dịch cầm cố và hiệu lực đối với bên thứ ba

2.1.4.1. Thời điểm giao dịch cầm cố có hiệu lực:

Điều 328 về “Hiệu lực của cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Với mỗi loại tài sản thì việc áp dụng nguyên tắc chuyển giao tài sản trong giao dịch cầm cố tài sản là khác nhau. Với những tài sản hữu hình, việc chuyển

giao tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố là rõ ràng. Nhưng với những tài sản vô hình như đã nêu trên thì thời điểm chuyển giao tài sản có thể xác định là thời điểm chuyển giao giấy tờ, chứng chỉ, chửng nhận chứng minh quyền sở hữu của bên cầm cố.

Trong một số trường hợp như với chứng khoán được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, có một thời gian, giao dịch cầm cố chứng khoán loại này mà bên nhận cầm cố là tổ chức tín dụng thì giao dịch cầm cố chỉ có hiệu lực khi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam tiến hành hạch toán bút toán chuyển chứng khoán từ tài khoản giao dịch sang tài khoản cầm cố của bên cầm cố; chi tiết sẽ phân tích tại phần về cầm cố giấy tờ có giá.

2.1.4.2. Thời điểm giao dịch cầm cố có hiệu lực đối với bên thứ ba

Điều 11 về “Thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định:

Giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Thời điểm đăng ký được xác định theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. [13, Điều 11]

Về thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, khoản 1, Điều 7 về “Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm”, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm quy định theo từng loại tài sản như sau:

a) Trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ;

b) Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;

c) Trong trường hợp tài sản bảo đảm là các tài sản khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm nội

dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm. [14, khoản 1, Điều 7]

Theo đó, trừ trường hợp tài sản cầm cố là tàu bay, đối với giao dịch cầm cố tài sản khác, thời điểm có hiệu lực đối với bên thứ ba là thời điểm đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm. Trường hợp tài sản cầm cố là tàu bay, thời điểm đăng ký được xác định là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán tại việt nam 03 (Trang 29 - 32)