1.1 .Khái niệm Logistics
3.2. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics
3.2.2.2. Về cơ chế, chính sách
- Khuyến khích thực hiện hoạt động hải quan 24giờ x 7ngày để đẩy nhanh hơn nữa thủ tục thơng quan hàng hóa theo u cầu của các đối tượng XNK. Theo đánh giá của WEF năm 2008, hiệu quả của hoạt động hải quan Việt Nam xếp hạng 79/118 quốc gia có khảo sát [20].
- Tăng cường minh bạch hóa các quy định liên quan đến ngành dịch vụ logistics thông qua việc công khai các quy định về điều kiện đầu tư, tiêu
chuẩn cấp phép, quyết định cấp phép và lý do từ chối cấp phép, có cơ chế khuyến khích và tạo thuận lợi cho khối tư nhân trong việc tư vấn và phản biện đối với các hoạt động xây dựng chính sách liên quan đến ngành.
- Tiếp tục đầu tư để cải tạo cơ sở hạ tầng và mạng lưới dịch vụ vận chuyển đường bộ, đường sắt, vận tải biển quốc tế và cửa ngõ vận chuyển hàng không để đạt kết quả tốt hơn trong gắn kết các phương thức vận tải. Thiết lập mơi trường chính sách cho phép và tạo thuận lợi cho việc tăng cường sự tham gia của lĩnh vực tư nhân vào việc xây dựng, khai thác, vận hành cơ sở hạ tầng của dịch vụ logistics, với các hình thức về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất, thuế NK hàng hóa tạo tài sản cố định, hạn mức và lãi suất tín dụng ưu đãi...
- Tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, chống lại các hành vi phản cạnh tranh trong phân phối hàng hóa nói riêng và trong hoạt động kinh doanh nói chung. Việt Nam đã có Luật cạnh tranh, tuy nhiên nhiều hành vi phản cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực phân phối, vẫn chưa được cụ thể hóa và điều chỉnh bằng luật. Trên thực tế, các nhà bán lẻ lớn có thể ép buộc các nhà cung cấp thông qua nhiều thủ đoạn: đưa ra những điều kiện bất lợi như phải chịu chi phí vận chuyển đến địa chỉ khách hàng mua, được quyền đổi lại sản phẩm vì bất kỳ lý do nào, ép nhà cung cấp phải mua những hàng hóa do nhà bán lẻ phân phối…. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Luật cạnh tranh về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi “ép buộc trong kinh doanh” chỉ áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp ép buộc khách hàng và đối tác của doanh nghiệp khác, chứ không xác định trường hợp doanh nghiệp ép buộc doanh nghiệp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Xây dựng chương trình đào tạo huấn luyện và thực hiện việc cấp chứng chỉ kỹ năng hành nghề cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics (hiện nay mới chỉ áp dụng cho dịch vụ khai thuê hải quan) để tăng cường nghiệp
vụ hoạt động, sàng lọc loại bỏ những nhà cung cấp dịch vụ không đủ điều kiện, nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo vị thế cho các doanh nghiệp khi đàm phán , đảm bảo uy tín doanh nghiệp với đối tác trong và ngoài nước.
- Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về pháp luật và tập quán thương mại, vận tải quốc tế; các quy định của WTO về thị trường thương mại dịch vụ; các cam kết của Việt Nam liên quan đến mở cửa thị trường dịch vụ logistics cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.
- Đẩy mạnh truyền thông quốc tế về kinh tế xã hội, an ninh chính trị của Việt Nam để thu hút vốn đầu tư nước ngồi, tạo thêm cơng việc cho ngành dịch vụ logistics trong nước.
- Tiếp tục phát huy các mối quan hệ kinh tế và chính trị trong khu vực và quốc tế làm tiền đề cho sự hợp tác của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở tầm vi mô. Đẩy mạnh các hoạt động trong chương trình hợp tác tiểu vùng sơng Mê Kơng, chương trình hành lang kinh tế Đơng Tây như dự án đường cao tốc Hải Phịng - Cơn Minh, tuyến đường sắt và đường bộ Xuyên Á; tích cực thực hiện các cam kết về thời hạn trong lộ trình hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics của ASEAN.
Kết luận chương 3
Hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics dàn trải ở rất nhiều văn bản pháp lý khác nhau, nguyên nhân xuất phát từ tính đa dạng về hình thức hoạt động của loại hình dịch vụ. Có thể nói, hệ thống các quy định này tương đối hồn chỉnh và đầy đủ, khơng vi phạm các cam kết về lộ trình mở cửa thị trường với WTO, nhưng không phải khơng cịn những
hạn chế. Một số quy định pháp luật Việt Nam còn chưa rõ ràng, xung đột lẫn nhau, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, và một số còn tạo ra những rào cản đối với sự phát triển của dịch vụ logistics. Mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định, nhưng ngành dịch vụ logistics Việt Nam vẫn tồn tại khá nhiều bất cập liên quan đến sức cạnh tranh, nguồn nhân lực và tính đa dạng về dịch vụ cung cấp. Điều này cũng bắt nguồn từ công tác quy hoạch định hướng của nhà nước và những yếu kém về cơ sở hạ tầng.
Tuy còn những hạn chế, nhưng cơ hội để ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển là rất lớn. Trước những cơ hội như vậy, ngành này cũng đặt ra những yêu cầu đối với việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về dịch vụ logistics để tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh, minh bạch và ổn định làm tiền đề xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển và phân phối hàng hóa lớn của thế giới. Định hướng quan trọng khi xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, đó là: phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, tương thích với các tập quán thương mại và vận tải quốc tế, phù hợp với xu hướng áp dụng công nghệ số của logistics...
Việc hoàn thiện pháp luật về logistics Việt Nam cần phải được tiến hành đồng bộ và trên nhiều phương diện. Trước tiên phải nhanh chóng sửa đổi những quy định mâu thuẫn và khơng cịn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu hội nhập. Một số quy định cần được ban hành mới để cụ thể hóa các vấn đề mới chỉ được ghi nhận khái quát trong các Luật, cũng như chính sách thuế cần có sự thay đổi để khuyến khích đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics. Ngoài các kiến nghị về lập pháp, luận văn đưa ra một số các kiến nghị về cơ chế chính sách nhằm tạo cơ chế thực thi pháp luật về dịch vụ logistics hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
1. Logistics là tập hợp các hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm vận chuyển và lưu trữ các nguồn lực cũng như hàng hóa từ điểm cung ứng đầu tiên cho tới người tiêu dùng cuối cùng với mục tiêu tối ưu hóa về vị trí, thời gian và chi phí. Với tính hiệu quả của mình, cùng xu hướng tồn cầu hóa và chuyển sản xuất ra nước ngồi của kinh tế thế giới, dịch vụ logistics ngày càng được nhìn nhận như một cơng cụ hữu ích để đạt mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia.
2. Trong xu thế chung hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO và có những cam kết nhất định liên quan đến mở cửa thị trường dịch vụ trong đó có dịch vụ logistics. Đánh giá tổng quan lộ trình mở cửa thị trường cho từng phân ngành dịch vụ logistics theo cách phân loại của pháp luật Việt Nam, với sự so sánh các cam kết của một số quốc gia trong khu vực cụ thể là Trung Quốc, có thể nói các cam kết của Việt Nam là tương đối chặt chẽ và hợp lý, phù hợp với năng lực và tốc độ phát triển của ngành dịch vụ logistics nội địa.
3. Với tính chất và tầm quan trọng như vậy, ngành dịch vụ logistics địi hỏi phải có một hệ thống quy phạm pháp luật hoàn thiện điều chỉnh, phù hợp thông lệ quốc tế và khơng vi phạm lộ trình mở cửa thị trường. Hệ thống quy phạm pháp luật về logistics của Việt Nam nói chung khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định và chưa thực sự khuyến khích sự phát triển của ngành dịch vụ quan trọng này, trong khi ngành dịch vụ này ở Việt Nam hội tụ nhiều cơ hội về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển. Trên cơ sở đó, với những định hướng cơ bản, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý cũng như cơ chế thực thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của dịch vụ logistics trong nền kinh tế, xây dựng Việt Nam trở thành một trung tâm dịch vụ lớn trên bản đồ logistics thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT
1. Lê Trịnh Minh Châu và các thành viên (2003), Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học mã số 2002-78-013 của Viện nghiên
cứu thương mại - Bộ Thương mại
2. Nguyễn Bá Diến chủ biên, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2003
3. Nguyễn Bá Diến chủ biên, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
4. Nguyễn Thị Mơ (2002), Hoàn thiện pháp luật về thương mại và hàng hải trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị
quốc gia
5. Mutrap II – Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam II (2007),
Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam theo hiệp định GATS
6. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tác động của các hiệp định WTO với các nước đang phát triển
7. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tổng quan các vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ, NXB Chính trị quốc gia.
8. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. (2003), Các văn bản pháp quy và cơ chế, chính sách xuất khập khẩu của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
9. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đối với Việt Nam
10. Đoàn Thị Hồng Vân, Logistic những vấn đề cơ bản, NXB Thống kê,
11. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị Logistic, NXB Thống kê, Hà Nội 2005
12. Lương Văn Tự chủ biên, Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội 2004
* Web site:
www.vietnamshipper.com www.visabatimes.com.vn II. TIẾNG ANH
13. Jim Dai and co-author (2003), 2003 China Logistics User Survey – Results and Findings, The Logistics Institute-Asia Pacific, Singapore
14. Jim Dai and co-author (2003), 2003 China Logistics Provider Survey,
The Logistics Institute-Asia Pacific, Singapore
15. Jim Dai and co-author (2004), China Road Transportation Enterprise Survey Report, The Supply Chain Logistics Institute
16. Mattoo, A. 2004. “The services dimension of China’s accession to the WTO” in Bhattaali D. et al. 2004. China and the WTO: Accession,
Policy Reform, and Poverty Reduction Strategies. The World Bank.
17. Philippe Pierre Dornier and co-author (2002), Global Operations and Logistics-Text and Case, Singapore
18. Supply Chain Management Review
19. Viswanadham and R.S. Gaonkar (2001), E-Logistics: Trends and Opportunities, The Logistics Institute-Asia Pacific, Singapore
20. WEF (2008), Global Enabling Trade Report 2008
21. World Bank (2007), Logistics Performance Index 2007.
* Web site: www.logisticsmgmt.com www.scmr.com www.tli.gatech.edu www.logisticsworld.com www.mpa.gov.sg