GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Trang 30 - 34)

Đà Nẵng là một đô thị trẻ có tốc độ đô thị hóa nhanh, để xây dựng một đô thị phát triển mang tính bền vững ngoài các yếu tố khác thì việc xây dựng mô hình thủy văn, thủy lực là một trong những vấn đề cần thiết hiện nay đối với đô thị Đà Nẵng. Dự án “Xây dựng mô hình thủy văn và mô phỏng phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng” đã chính thức khởi động vào tháng 3/2011, do Sở Xây dựng Đà Nẵng làm chủ dự án đến nay đã hoàn thành một số kết quả mô phỏng theo các kịch bản cho lưu vực các con sông. Dự án hoàn thành sẽ giúp cho Đà Nẵng ứng phó kịp thời về lũ lụt, ngập úng từ đó có kế hoạch tiêu thoát lũ, chống ngập lụt, ngập úng cho đô thị.

Hình 3.5 – Đô thị Đà Nẵng

Xây dựng mô hình thích ứng với phát triển đô thị: Dự án “Xây dựng mô hình thủy văn và mô phỏng sự phát triển đô thi thành phố Đà Nẵng” do Quỹ Rockefeller tài trợ và được ký kết giữa UBND thành phố Đà Nẵng và Viện Nghiên cứu chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET). Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường thuộc Đại học Đà Nẵng là đơn vị tư vấn xây dựng mô hình này. Dự án đã chính thức khởi động vào tháng 3/2011, từ đó

đến nay Sở Xây dựng Đà Nẵng đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiều nội dung như: Cập nhật số liệu địa hình, địa mạo, thủy văn và khớp nối quy hoạch. Nghiên cứu xây dựng mô hình thủy văn và bản đồ ngập lụt ứng với các kịch bản tần suất lũ, các kịch bản BĐKH và quy hoạch phát triển đô thị. Mục tiêu chính của dự án bao gồm xây dựng các bản đồ ngập lụt, ứng với các kịch bản tần suất khác nhau, có xét đến quá trình đô thị hóa và BĐKH. Đồng thời dự báo lũ lụt, tiêu thoát lũ, chống ngập lụt, ngập úng cho thành phố. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho Đà Nẵng xem xét đến các tác động tiềm tàng của BĐKH, lũ lụt trong quá trình đô thị hóa. Làm cơ sở cho các giải pháp thích ứng với điều kiện khí hậu, lũ lụt trong tương lai với mục đích Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị bền vững.

Một vấn đề được đặt ra trong xây dựng mô hình thủy văn, thủy lực đó là một mô hình xây dựng phải phù hợp và thích ứng với đô thị Đà Nẵng trong tương lai và cho một tầm nhìn mang tính chiến lược. Theo các chuyên gia thì mô hình xây dựng cần luôn luôn cập nhật và có nhiều kiểm nghiệm trong thực tế. Bởi nhiều yếu tố mới hiện nay sẽ làm môi trường bị thay đổi như các đập thủy điện thượng lưu các con sông khi đi vào hoạt động dường như không có mưa lụt lớn tại Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay nhưng có thể biến đổi lớn trong thời gian tới. Cho nên mô hình cần có nhiều thử thách mới biết được có an toàn hay không, có phù hợp hay không về vấn đề ngập lụt của thành phố và để có kịch bản ứng phó. Các chuyên gia cũng đã quan tâm đến tình trạng ngập lụt đô thị ứng với các tần suất ngập lụt khác nhau. Trong quy hoạch tính toán cao độ của đô thị hiện nay có quy định các tần suất như 10%, 5%, 3%, 2% và 1%. Đối với các nước tiên tiến thì dùng mức 0,1% (1.000 năm mới ngập 1 lần), chính vì nhu cầu đó phải xác định mức tần suất theo quy định chung về tiêu chuẩn xây dựng đô thị và thích ứng với phát triển đô thị Đà Nẵng trong tương lai.

Kịch bản mô hình có thể sử dụng cho đến năm 2030 và 2050: Theo kế hoạch đề ra,

ngày 25/1/2013 dự án tiếp tục thực hiện hội thảo lần 2 về “Tham vấn mô hình ngập lụt đô thị ứng với các kịch bản BĐKH và phát triển đô thị”. Nội dung Hội thảo lần này đơn vị tư vấn trình bày kết quả 2 sản phẩm của dự án. Đó là tính toán thủy văn, thủy lực lưu vực sông Vu Gia-Hàn và sông Cu Đê. Tính toán thủy văn xác định các biên đầu vào cho mô hình thủy lực. Tính toán ngập lụt cho lưu vực hạ lưu, lượng mưa được đo qua các năm, cập nhật các trận lũ lớn trong thời gian qua, thống kê được diện ngập. Từ nhưng cơ sở dữ liệu đó xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các kịch bản dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Kết quả báo cáo của đơn vị tư vấn thì kết quả chạy mô hình với bộ thông số đã được xác định từ các số liệu về lũ lụt năm 2007, 2009, 2010 cho phép áp dụng trong công tác dự báo lũ lụt và ngập lụt tại thành phố Đà Nẵng trong tương lai. Kết quả tính toán ngập lụt

với các số liệu giả định theo các kịch bản của sự biến đổi khí hậu tại các thời điểm năm 2030 và 2050, trên cơ sở các số liệu các đợt lũ năm 2007 và 2009 cho thấy tần suất 2% và 1%. Lưu lượng tại biên cũng có sự gia tăng tương ứng. Các bộ thông số đã được xác định có độ tinh cậy cao và hoàn toàn có thể sử dụng dự báo xu thế, diễn biến mức độ ngập lụt tại Đà Nẵng trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu.

KẾT LUẬN

Tình trạng suy thoái môi trường, cạn kiệt TNTN đang làm cho giá TN ngày càng cao, hiệu quả công việc thấp hơn ở những vùng ô nhiễm… ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.

QLMT đô thị và KCN theo hướng bền vững là một công cụ tích kết quan trọng có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của đô thị và doanh nghiệp, đồng thời an toàn với sức khoẻ con người và MT, hướng tới PTBV.

Việt Nam với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, trước thách thức của Đô thị hóa – Công nghiệp hóa, các nhà kinh tế và quản lý của VN đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng đắn và công bằng đối với MT trong các quyết định về phát triển KT – XH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Ngọc Đăng, (2010), Quản lý Môi trường Đô thị & KCN, NXB Xây dựng Hà Nội.

[2] Lưu Đức Hải (chủ biên), (2010), Cẩm nang quản lý môi trường, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3] Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, (2005), Quản lý môi trường cho sự PTBV, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội.

[4] Lê Văn Khoa (chủ biên), (2009), Môi trường và PTBV, NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Chế Đình Lý, (2011), Nguyên lý và công cụ quản lý môi trường, NXB ĐH Quốc

Gia Tp.HCM.

[6] Trần Ngọc Hương Giang, (2010), Đánh giá mức độ PTBV TP. Biên Hòa và đề xuất giải pháp quản lý phục vụ PTBV đến năm 2020, Viện MT&TN TP.HCM. [7] Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển.

[8] Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở VN (Chương trình Nghị sự 21 của VN) ban hành theo QĐ 153/2004/QĐ – TTg của TTCP ngày 17/8/2004.

[9] Quyết định 432/QĐ - TTg về phê duyệt chiến lược PTBV Việt Nam 2011 – 2020 Định hướng chiến lược PTBV ở VN.

[10] Website của Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam: www.ASHUI.com

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w