GIỚI THIỆU VỀ SYMBIO CITY

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Trang 25 - 28)

Được xây dựng tại khu hải cảng cũ của Stockholm (Thụy Điển) nổi tiếng là đô thị đầu tiên trên thế giới vận hành theo tiêu chuẩn bền vững với môi trường.

Tại thành phố có 11.000 hộ dân này, nước mưa được thu gom, rác thải được tái chế làm nhiên liệu sưởi ấm, theo nguyên tắc mọi thứ phải được tận dụng tối đa nhằm tiết kiệm và tránh gây ô nhiễm.

Hình 3.1 – Mô hình KĐT symbio city

• Đặc điểm của mô hình khu đô thị Symbio City:

- Ở đây, từng tòa nhà đều được lắp các tấm pin mặt trời, thành phố có một nhà máy điện chạy bằng sức gió;

- Có cả một hệ thống kênh máng được thiết kế khoa học nhằm thu gom nước mưa và cung cấp trở lại cho hệ thống các nhà vệ sinh trong thành phố;

- Bên cạnh đó ý thức tiết kiệm nước của người dân được nâng cao (vì vậy mức tiêu thụ nước cũng giảm, từ bình quân 200 lít nước/người xuống còn 100-150 lít/người mỗi ngày và xu hướng còn giảm tiếp);

- Bên cạnh đó, thành phố còn xây dựng một dây chuyền xử lí chất thải lâu dài;

- Chất thải hữu cơ của mỗi gia đình được phân loại và được tái chế thành phân vi sinh để bón cây;

- 80% hoạt động đi lại của 26.000 dân thành phố là đi bộ, đi xe đạp hay đi trên phương tiện công cộng;

- Một tuyến xe điện được thiết kế chạy dọc theo đường phố chính trong thành phố. Ở đây dân chúng giảm tới 40% việc sử dụng xe hơi cá nhân;

- Bên cạnh đó là sáng kiến của các doanh nghiệp, như DN Carpool, một công ty cho thuê xe theo giờ chạy bằng nhiên liệu không gây ô nhiễm (xăng sinh học).

Hình 3.2 – Tích hợp các thành phần chức năng của Symbio city

• Cấu trúc của mô hình khu đô thị Symbio City gồm có:

1. Hệ thống cung cấp nước và vệ sinh môi trường (Water supply and santination)

2. Giao thông vận tải (Traffic transport)

3. Năng lượng (Energy)

4. Chức năng đô thị (Urban functions)

5. Kiến trúc (Architecture)

6. Quản lý chất thải (Waste Management).

7. Quy hoạch cảnh quan (Landscape Planning)

8. Hợp tác giữa khối nhà nước và khối tư nhân (Public and private stakeholders)

- Giảm được 50% áp lực lên môi trường và giảm 40% mức tiêu thụ nước; - Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch từ 80% xuống chỉ còn 3%; - Giảm phát thải tới 60% lượng CO2 vào môi trường;

- Về mặt năng lượng, thành phố cũng có thể tự cung cấp được một phần năng lượng và tiết kiệm được 90% năng lượng sử dụng.

- Khu đô thị Ekostaden Augustenborg, tại thành phố Malm. Ekostaden Augustenborg là một đô thị cũ, việc áp dụng mô hình Thành phố Symbio đã giúp nó trở thành một khu đô thị sinh thái xanh - sạch - đẹp. Hiện tại, khu đô thị này có diện tích 9.000 m², với nhiều tòa nhà xanh, đa chức năng giúp gia tăng giá trị đa dạng sinh học, tiết kiệm năng lượng, giảm bức xạ nhiệt, sản sinh không khí sạch và hạn chế lũ lụt. Các tấm pin mặt trời trong khu đô thị này được thiết kế như các mái hiên tránh nắng cho những khu nhà và sản sinh điện năng. Ngoài ra, lượng chất thải hữu cơ được sử dụng để tạo ra khí biogas phục vụ nhiều mục đích.

• Mô hình Thành phố Symbio và khả năng áp dụng tại Việt Nam:

- Thành phố Symbio được đánh giá là một mô hình thành công và đã được giới thiệu sang Canada và Trung Quốc. Vậy một câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể áp dụng ở Việt Nam không? Dĩ nhiên là có thể. Dựa trên những gì đã được áp dụng ở Thụy Điển, Việt Nam có thể rút kinh nghiệm để áp dụng mô hình này.

- Để phù hợp với thực tế ở nước ta, cần bổ sung một số quan niệm sau: Chấp nhận và nhất trí phát triển đô thị theo hướng tiếp cận toàn diện và tổng hợp; Ban hành các chính sách và chiến lược phát triển đô thị ổn định, lâu dài để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư và thực hiện; Tạo ra một sân chơi huy động sự tham gia của các thành phần khác nhau trong xã hội ngay từ những bước đầu khi quy hoạch đô thị.

- Ở Việt Nam, hầu hết các đô thị đều gặp phải một số vấn đề bất cập do công tác quy hoạch và bảo vệ môi trường. Điều này đã tạo ra những tác động không nhỏ đến cuộc sống người dân và nguồn tài nguyên của đất nước; có nghĩa là thiếu quy hoạch tổng hợp sẽ tạo ra một khoản chi phí lớn do phải giải quyết những tác hại đến môi trường và sức khỏe. Áp dụng mô hình Thành phố Symbio sẽ giúp giảm khoản chi phí này. Các thành phố của nước ta nếu không áp dụng mô hình này hoặc một mô hình tương tự sẽ gặp

phải những thách thức, mà các thế hệ tương lai có thể phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w