Nguyên tắc của pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở việt nam (Trang 25 - 28)

1.3. Nguyên tắc và nội dung của pháp luật về bảo lãnh dự thầu

1.3.1. Nguyên tắc của pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu

trong đấu thầu mua sắm hàng hóa

1.3.1. Nguyên tắc của pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa mua sắm hàng hóa

Các nguyên tắc của pháp luật về bảo lãnh dự thầu phải đảm bảo các nguyên tắc chung của pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa cũng như các nguyên tắc của pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ dân sự.

* Nguyên tắc chung của đấu thầu mua sắm hàng hóa

- Nguyên tắc công bằng là nguyên tắc quan trọng trong đấu thầu. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi nhà thầu khi tham gia vào quá trình đấu thầu đều được hưởng các quyền lợi ngang nhau, được đối xử công bằng như nhau. Các hồ sơ đấu thầu phải được hội đồng xét thầu xem xét một cách công bằng, khách quan dựa trên năng lực, phẩm chất và nội dung hồ sơ dự thầu. Nguyên tắc này bảo đảm lợi ích cho mọi chủ thể tham gia quá trình đấu thầu, giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu có cơ hội cạnh tranh công bằng với nhau.

- Nguyên tắc công khai thông tin:

Xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh, hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cần dựa trên nguyên tắc công khai và thông tin đầy đủ. Nguyên tắc này được thể hiện:

+ Ngay từ giai đoạn mời thầu, các dữ liệu, tài liệu liên quan đến gói thầu phải được bên mời thầu cung cấp với các thông tin chi tiết, rõ ràng về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng, giá cả và điều kiện hợp đồng (kể cả sửa đổi, bổ sung nếu có) để các nhà thầu xem xét khả năng đáp ứng của mình.

+ Thông báo mời thầu phải được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với đấu thầu rộng rãi và công khai đối với các nhà thầu với đấu thầu hạn chế.

+ Việc mở thầu cũng phải công khai, các nhà thầu đã than gia đấu thầu phải được mời tới dự.

+ Những nội dung cơ bản của từng hồ sơ dự thầu phải được công bố công khai ngay khi mở thầu và được ghi vào biên bản mở thầu. Kết quả đấu thầu cũng phải được công bố công khai, bên dự thầu nào thua cuộc cũng phải có văn bản giải thích rõ ràng.

Như vậy, có thể thấy nguyên tắc này được tiến hành xuyên suốt trong quá trình đấu thầu. Việc tiến hành nghiêm túc nguyên tắc này sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho cuộc đấu thầu.

- Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu:

Tính chất cạnh tranh gay gắt giữa các bên dự thầu với mục đích trở thành người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên mời thầu khiến cho việc bảo mật thông tin đấu thầu được coi là một nguyên tắc bất khả xâm phạm. Theo đó:

+ Bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu của các nhà thầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật mọi thông tin liên quan.

+ Tất cả các hành vi làm tiết lộ thông tin đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng:

Đây là nguyên tắc quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, giúp hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đạt được tính hiệu quả. Nguyên tắc này được thể hiện ở các nội dung:

+ Việc các hồ sơ dự thầu hợp lệ đều phải được xem xét, đánh giá khách quan, công bằng với cùng một tiêu chuẩn như nhau và bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và tư cách.

+ Những tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn xét thầu phải được công bố trước trong hồ sơ mời thầu và bên mời thầu không được tự ý thay đổi trong quá trình xét thầu.

+ Việc bảo mật các thông tin liên quan đến đấu thầu cũng có thể giúp cho việc đánh giá hồ sơ dự thầu khách quan, công bằng hơn do không bị tác động của những luồng thông tin đó. Mọi lí do về việc hồ sơ dự thầu được chọn hay bị loại đều phải được giải thích rõ bằng văn bản cho các nhà thầu khi có yêu cầu.

* Nguyên tắc chung về bảo đảm nghĩa vụ dân sự

- Nguyên tắc bảo đảm thích đáng: Khi tham gia vào qui trình đấu thầu, các bên đều có nghĩa vụ phải tuân thủ những cam kết, tuy vậy để phòng ngừa rủi ro thì nhất thiết phải có sự bảo đảm thích đáng. Khoản bảo đảm này phải phù hợp với qui mô, tính chất của gói thầu, không được vượt quá giới hạn qui định và phải trả lại cho bên dự thầu nếu bên dự thầu không trúng thầu.

- Nguyên tắc lợi ích vật chất của giao dịch bảo lãnh: Mục đích cuối cùng của giao dịch bảo lãnh chính là để bù đắp, khôi phục lại những lợi ích vật chất bị thiệt hại nên nghĩa vụ cần được bảo lãnh luôn mang tính tài sản, đối tượng của biện pháp bảo lãnh mang tính chất tài sản.

- Nguyên tắc bảo đảm dự phòng: Biện pháp bảo lãnh chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra, nếu bên có nghĩa vụ tuân thủ đúng những cam kết. Như vậy bên có nghĩa vụ không vi phạm thì bên có quyền không được phép xử lý tài sản bảo lãnh, phải khôi phục lại những quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)