Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về QLNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 44 - 47)

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

2.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về QLNH

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, điều hành hoạt động ngoại hối của đất nƣớc là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của NHNN Việt Nam. Trong lĩnh vực QLNH, NHNN Việt Nam là cơ quan có

thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

Khoản 4 Điều 4 Luật NHNN Việt Nam năm 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN: “Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng”, (“tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối” gọi là “tiền tệ và ngân hàng”).

Khoản 3 Điều 2 Nghị định 96/2008/NĐ-CP, ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam quy định: NHNN có nhiệm vụ, quyền hạn “ban hành thông tƣ, quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực quản lý của NHNN”.

Trƣớc đây, văn bản quy phạm pháp luật của NHNN Việt Nam đƣợc ban hành dƣới các hình thức Quyết định, Chỉ thị, Thơng tƣ (Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2002). Hiện nay, theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (có hiệu lực từ 01/01/2009), NHNN ban hành văn bản quy phạm pháp luật dƣới một hình thức duy nhất là Thơng tƣ.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, NHNN đã tổ chức, triển khai một cách đồng bộ các hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, rà sốt và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực QLNH. Các hoạt động này có vai trị tích cực trong việc thực hiện cơng tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực ngoại hối, đảm bảo thực hiện có hiệu quả, thống nhất các hoạt động điều hành và chỉ đạo vĩ mô của NHNN. Trọng tâm của công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật đƣợc NHNN đề ra là bám sát công tác quản lý của NHNN, thực sự tạo ra các biện pháp, công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho việc quản lý, điều hành bằng pháp luật của NHNN; kịp thời, bám sát yêu cầu của thực tiễn, có tính khả thi, thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành cũng nhƣ từng bƣớc tiếp cận đƣợc với thông lệ quốc tế.

Trong quá trình chuyển hoạt động ngân hàng từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc những năm qua, hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về QLNH đƣợc xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN. Hệ thống pháp luật hình thành trong thời kỳ quản lý theo cơ chế cũ từng bƣớc đƣợc xóa bỏ, hệ thống pháp luật mới từng bƣớc hình thành, hồn thiện và trở thành động lực mạnh mẽ cho những thay đổi tích cực của hoạt động ngoại hối. Đặc biệt, Pháp lệnh Ngoại hối ra đời thực sự đã xác lập khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động QLNH của NHNN. Đây là dấu mốc quan trọng của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối của NHNN, tạo tiền đề để công tác QLNH đi vào nề nếp, đáp ứng đƣợc các mục tiêu của CSTT.

Từ đó, NHNN đã kịp thời ban hành nhiều văn bản để triển khai các chính sách cấp thiết của Đảng và Nhà nƣớc phù hợp với tình hình xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Các văn bản do Thống đốc NHNN ban hành đều tuân thủ quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có tính khả thi cao, có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực ngoại hối.

Kết quả, trong các năm qua, cơ chế QLNH thƣờng xuyên đƣợc hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý tƣơng đối đầy đủ, nhất quán cho các hoạt động ngoại hối. Đối với quản lý các giao dịch vãng lai, NHNN đã ban hành các quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc láng giềng nhƣ Trung Quốc, Lào, Campuchia góp phần tăng cƣờng QLNH khu vực biên giới, cửa khẩu và thúc đẩy quan hệ kinh tế, thƣơng mại giữa Việt Nam với các nƣớc. Đối với các giao dịch vốn, NHNN đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ các hoạt động mua bán chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán tại Việt Nam của nhà đầu tƣ

nƣớc ngoài. Các văn bản này đã quy định rõ việc chuyển vốn vào Việt Nam, chuyển đổi ra đồng Việt Nam để góp vốn, mua cổ phần, mua chứng khốn, quy định về việc mở và sử dụng tài khoản vốn chuyên dùng cho các hoạt động đầu tƣ này. Các quy định về QLNH trên thị trƣờng chứng khoán đã đƣợc xây dựng và hoàn thiện theo hƣớng từng bƣớc tự do hoá các giao dịch vốn. Liên quan đến quản lý vay nợ nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, NHNN cũng đã ban hành Thông tƣ quy định rõ ràng và thống nhất việc thực hiện quản lý nợ nƣớc ngoài tại NHNN Trung ƣơng và NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố, hƣớng dẫn cụ thể về điều kiện vay nƣớc ngoài ngắn, trung và dài hạn, xác nhận đăng ký của NHNN về việc vay trả nợ nƣớc ngoài.

Hiện tại, NHNN đã dự thảo và chuẩn bị ban hành 10 Thông tƣ hƣớng dẫn về QLNH. NHNN cũng đang tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức tài chính nƣớc ngồi về một số dự thảo văn bản pháp lý trong lĩnh vực QLNH, cụ thể là dự thảo Thông tƣ hƣớng dẫn về giao dịch ngoại tệ trên thị trƣờng Việt Nam, Thơng tƣ hƣớng dẫn việc thanh tốn, chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, Thông tƣ hƣớng dẫn về QLNH đối với hoạt động vay và trả nợ nƣớc ngoài.

Tuy nhiên, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Thông tƣ) của NHNN trong thời gian qua còn nhiều hạn chế (cả về số lƣợng và chất lƣợng) mặc dù đây là hình thức văn bản quy phạm pháp luật duy nhất của NHNN. Nhiều hoạt động ngoại hối cần có Thơng tƣ hƣớng dẫn nhƣng NHNN chƣa ban hành kịp thời theo đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu của quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 44 - 47)