Giai đoạn sau đổi mới nền tiền tệ (từ năm 1989 đến năm 2005)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 38 - 41)

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

2.1.2. Giai đoạn sau đổi mới nền tiền tệ (từ năm 1989 đến năm 2005)

Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng. Từ tháng 3/1989, Việt Nam đã tiến hành một loạt thay đổi quan trọng trong đƣờng lối cũng nhƣ chính sách quản lý nhằm tạo lập mơi trƣờng kinh tế mới theo cơ chế thị trƣờng. Với sự ra đời của Điều lệ QLNH ban hành kèm theo Nghị định 161/HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội

đồng Bộ trƣởng, các quy định về ngoại hối bƣớc đầu đƣợc thay đổi theo hƣớng thơng thống hơn, phù hợp với chủ trƣơng phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tƣ, tăng dự trữ ngoại hối cho đất nƣớc. Sự thay đổi cơ bản trong cơ chế QLNH, chính sách tỷ giá cũng nhƣ chính sách mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại nói chung là một trong những điểm mấu chốt đi đến thành cơng bƣớc đầu của q trình đổi mới.

Vấn đề cơ chế QLNH đã chuyển hƣớng hoàn toàn với quan điểm tiếp cận cơ chế thị trƣờng, xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại thƣơng, ngoại hối, thực hiện mở cửa trong kinh tế đối ngoại. Chính phủ cho phép các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc tham gia hoạt động ngoại thƣơng trực tiếp với nƣớc ngoài, các doanh nghiệp đƣợc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ theo nhu cầu; cho phép mọi thành phần kinh tế đƣợc tự do mua bán, kinh doanh vàng bạc, đá quý trong khuôn khổ pháp luật.

Từ tháng 3/1989, Nhà nƣớc đã áp dụng chế độ một tỷ giá đƣợc điều chỉnh linh hoạt theo sát giá thị trƣờng. NHNN có thể nắm bắt đƣợc cung, cầu thực tế về ngoại hối một cách tƣơng đối của thị trƣờng thông qua các buổi giao dịch giữa một số NHTM và một số doanh nghiệp lớn có nhu cầu và khả năng mua, bán ngoại tệ.

Các giao dịch vãng lai cũng bắt đầu đƣợc tự do hóa hơn. Các tổ chức có ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai phải thực hiện kết hối theo tỷ lệ từng thời kỳ. Các tổ chức có nhu cầu chi ngoại tệ để phục vụ sản xuất, kinh doanh hoặc cơng dân Việt Nam khi ra nƣớc ngồi theo một số mục đích đƣợc mua một số ngoại tệ cần thiết. Từ năm 1989, Nhà nƣớc có chủ trƣơng và giải pháp đổi mới đồng bộ trong quan hệ kinh tế đối ngoại và trong chính sách tỷ giá. Tuy còn một số hạn chế trong chính sách điều hành tỷ giá, song những chuyển biến thực tế đã cho thấy chính sách điều hành tỷ giá của NHNN trong thời kỳ này đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Tỷ giá hối đoái dần phản ánh đƣợc quan hệ cung, cầu ngoại hối trên thị trƣờng, góp phần ổn định VND,

làm cơ sở cho sự chuyển đổi kinh tế và phục vụ tốt các hoạt động đối ngoại. Sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, thực hiện Pháp lệnh Ngân hàng, NHNN đã ban hành các quy chế về QLNH. Nội dung của các quy chế này đều trên tinh thần khuyến khích ngoại hối vào và hạn chế ngoại hối ra nhằm khai thác mọi tiềm năng kinh tế trong nƣớc và phát triển kinh tế với nƣớc ngồi vì lợi ích quốc gia.

Trong giai đoạn 1998-2005, Nghị định 163/1998-CP, ngày 17/8/1998 của Chính phủ về QLNH là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về công tác QLNH. Đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu mở rộng các quan hệ thƣơng mại, tài chính, ngân hàng với các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Đi cùng với quá trình hội nhập là sự gia tăng mạnh mẽ các luồng chu chuyển vốn ngoại tệ. Mặt khác, thời điểm Nghị định 163 ra đời cũng là lúc nền kinh tế Việt Nam đang phải đứng trƣớc nhiều nguy cơ, thử thách do hiệu ứng lan truyền và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997.

Cơ chế QLNH đã đƣợc xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với trình độ phát triển và nhịp độ hội nhập quốc tế của nền kinh tế trong thời kỳ đó. Mức độ kiểm sốt giao dịch vãng lai đƣợc thay đổi theo hƣớng nới lỏng dần các giao dịch vãng lai với mục tiêu tăng khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam trong các giao dịch vãng lai. Tỷ lệ kết hối giảm dần và còn 0% vào năm 2003. Nhu cầu về ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu và cho các nhu cầu sử dụng ngoại tệ ở nƣớc ngoài hợp pháp của cá nhân đƣợc đáp ứng. Với sự ra đời của Nghị định số 131/2005/NĐ-CP, ngày 18/10/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 163, Việt Nam đƣợc Quỹ tiền tệ quốc tế công nhận đã thực hiện Điều VIII Điều lệ IMF về tự do hóa các giao dịch vãng lai. Các giao dịch vốn vẫn tiếp tục đƣợc kiểm sốt nhƣng có phần thơng thống hơn, khuyến khích luồng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam, đảm bảo quyền sử dụng và chuyển ra nƣớc ngoài lợi nhuận hợp pháp của chủ đầu tƣ, góp phần tạo nên lịng tin đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài,

tăng cƣờng thu hút vốn ngoại tệ từ kênh này để bù đắp thiếu hụt của cán cân thanh toán. Cơ chế tỷ giá đƣợc tạo lập theo hƣớng đảm bảo can thiệp “hành chính”: quy định biên độ, công bố tỷ giá của NHNN và can thiệp trực tiếp thông qua mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng, đồng thời xây dựng cơ chế can thiệp, quản lý Dự trữ ngoại hối phù hợp theo nguyên tắc tập trung nguồn ngoại hối vào tay Nhà nƣớc. Ngoài ra, cơ chế QLNH cũng quy định chặt chẽ những điều kiện kinh doanh ngoại hối của TCTD trên nguyên tắc đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hệ thống cũng nhƣ trách nhiệm đối với việc cung ứng dịch vụ ngoại hối nhƣ mua bán, kiểm tra chứng từ, chế độ báo cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 38 - 41)