Mơ hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái và văn hó a-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (Trang 32)

Nằm ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc, mang trong mình nhiều giá trị đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cũng nhƣ bản sắc văn hóa đặc trƣng của đồng bào các dân tộc, Lào Cai là một trong những địa phƣơng tiên phong trong việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống cho ngƣời dân bản địa. Thực tế cho thấy, du khách, đặc biệt là khách nƣớc ngoài đến Lào Cai thƣờng thích đi thăm những bản làng dân tộc để cùng sống và sinh hoạt với dân bản, cùng dân bản nấu ăn, thực hiện các công việc nhà nông, thƣởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian và mua những sản phẩm thổ cẩm, mỹ nghệ, mây tre đan làm quà lƣu niệm. Hiện nay, Lào Cai đã xây dựng đƣợc 13 điểm du lịch cộng đồng, tập trung chủ yếu ở các huyện Sa Pa và Bắc Hà, tiêu biểu là: xã Tả Van, Tả Phìn, Nậm Sài (huyện Sa Pa); Bảo Nhai, Na Hối, Tà Chải (huyện Bắc Hà)… Và một trong những điểm du lịch cộng đồng mang đặc trƣng, sắc thái văn hóa riêng, nổi bật ở Lào Cai là bản Tả Van Giáy, xã Tả Van, huyện Sa Pa, nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa 8 km về phía nam. Bản có khoảng 20 hộ dân là đồng bào dân tộc Giáy, trong đó hầu hết các hộ đều làm du lịch cộng đồng.

Bất kỳ ai đã một lần đến với Tả Van Giáy, đặc biệt vào mùa hè, hẳn sẽ không thể quên đƣợc hình ảnh những nƣơng ngơ xanh mƣớt đang trổ bắp, những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn trải dài lƣng chừng núi, những bữa cơm dân dã ấm áp tình ngƣời hay những khn mặt hồn hậu, chân chất của mỗi con ngƣời nơi đây. Đƣợc sự định hƣớng của chính quyền địa phƣơng, các hộ dân trong bản đã tự mua sắm một số vật dụng cần thiết nhƣ: chăn, màn, gối, đệm phục vụ nhu cầu lƣu trú của du khách. Nhờ phát triển du lịch cộng đồng, đời sống của nhân dân thôn Tả Van Giáy đã đƣợc cải thiện đáng kể.

1.3.2.3. Mơ hình du lịch cộng đồng gắn với lịch sử - Điện Biên

Là nơi tập trung sinh sống của 21 cộng đồng dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái, đồng thời có nhiều di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954, tỉnh Điện Biên là địa phƣơng chứa đựng tiềm năng phong phú để phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với lịch sử. Năm 2004, tỉnh đã bắt đầu xây dựng mơ hình du lịch cộng đồng tại 8 bản văn hố thuộc huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ theo hình thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, trong đó nổi bật là các bản Phiêng Lơi, Him Lam (Tp. Điện Biên Phủ) và bản Mển (huyện Điện Biên).

Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 6km về phía bắc, bản Mển có hơn 110 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu đều là ngƣời dân tộc Thái đen, trong đó có 6 hộ làm du lịch cộng đồng. Nhìn từ xa, bản Mển đẹp nhƣ một bức tranh với lƣng tựa núi, mặt hƣớng ra cánh đồng rộng mênh mông. Nổi bật trên nền xanh của cây cối và bầu trời là những nếp nhà sàn nhỏ xinh còn giữ nguyên nét truyền thống. Đến với bản Mển, ngoài dịp chiêm ngƣỡng khung cảnh thiên nhiên đặc trƣng vùng Tây Bắc, du khách cịn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động hàng ngày cùng dân bản nhƣ: chế biến các món ăn truyền thống; chăm sóc gia súc, gia cầm; lên rừng lấy củi; xuống suối bắt cá; dệt, thêu thổ cẩm hay tham gia các hoạt động văn nghệ cộng đồng. Bản Mển đã thành lập một tổ ẩm thực gồm 10 ngƣời có kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn địa phƣơng và một đội văn nghệ gồm 15 ngƣời chuyên biểu diễn các bài hát, điệu múa truyền thống phục vụ du khách. Đặc biệt, đến đây, du khách sẽ đƣợc chính trƣởng bản dẫn đi tham quan và tìm hiểu một số phong tục, tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái bản địa.

CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Phân tích, đánh giá hiện trạng Tài nguyên thiên thiên tại vùng đệm khu

bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Cụ thể:

- Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ơng.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch hiện có tại khu bảo tồn;

- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển đến du lịch sinh thái nhƣ: Nhận thức xã hội, văn hóa, tơn giáo, tín ngƣỡng, Tài nguyên du lịch, dân cƣ và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái, môi trƣờng luật pháp và cơ chế chính sách, hoạt động xúc tiến quãng bá, cơ sở hạ tầng du lịch,…

Nội dung 2. Phân tích các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và thế mạnh về Tài nguyên nhân văn, thế mạnh về chính sách phát triển du lịch.

Nội dung 3. Điều tra văn hóa cộng đồng bao gồm: phong tục tập qn, tơn giáo, tín

ngƣỡng của cộng đồng và điều tra sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại vùng đệm bao gồm: vốn con ngƣời; vốn xã hội; vốn tài chính; vốn vật chất; vốn tự nhiên.

Nội dung 4. Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào

văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Cụ thể: Giải pháp về tổ chức quản lý; về quy hoạch-đầu tƣ hợp tác; về xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng du lịch; mở rộng thị trƣờng; về tiếp thị, quảng bá sản phẩm; về đào tạo nhân lực; về tăng cƣờng giáo dục, giải pháp bảo vệ môi trƣờng gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Phƣơng pháp luận nghiên cứu Tài nguyên môi trƣờng sinh thái trên quan điểm hệ thống trong mối quan hệ tƣơng tác giữa sử dụng Tài nguyên thiên nhiên - đặc điểm và phân bố dân cƣ và những nét văn hóa truyền thống của khu vực - bảo vệ môi trƣờng - gia tăng chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phƣơng.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Thu thập số liệu, thông tin

Các tài liệu, số liệu, các thông tin tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu, các số liệu, tài liệu liên quan đến vùng đệm của khu BTTN Núi Ơng đã cơng bố, các chính sách, các quy hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững khu BTTN Núi Ơng; các thơng tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu đƣợc thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Tánh Linh, BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và UBND các xã trong vùng đệm của khu bảo tồn.

Ngoài ra số liệu thứ cấp cịn đƣợc thu thập từ những giáo trình, sách giáo khoa, tạp chí, báo chí, thƣ viện và hệ thống Internet.

2.2.2.2. Khảo sát thực địa

Bằng các phƣơng tiện sẵn có, tiến hành đến nơi nghiên cứu quan sát hiện trạng thực tế đang diễn ra ở đây và ghi nhận lại những gì quan sát đƣợc. Đồng thời, ghi lại những hình ảnh minh họa cho bài nghiên cứu; đặc biệt lƣu ý khảo sát kỹ các địa điểm sau:

- Khảo sát các điểm du lịch hiện có tại vùng đệm của KBTTN Núi Ông. Cụ thể khảo sát các điểm:

+ Thác Bà nằm dƣới chân Núi Ơng về phía Nam, trên địa bàn xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, cách Thị Trấn Lạc Tánh khoảng 7,0 km.

+ Dinh Cậu: Nơi thờ cúng linh thiêng của ngƣời Chăm.

+ Thánh tƣợng Đức Mẹ Tà Pao: Nằm trên địa bàn xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh.

+ Đập tràn Tà Pao: Trên địa bàn xã La Ngâu, huyện Tánh Linh.

- Khảo sát các điểm du lịch sinh thái cộng đồng dự kiến. Cụ thể nhƣ:

+ Các tuyến tham quan các kiểu rừng;

+ Các tuyến đi xe đạp ngắn, tuyến đƣờng quanh khu bảo tồn;

+ Các tuyến leo núi ở khu vực Núi Ông;

+ Các tuyến du lịch tham quan Thác Bà;

+ Dịch vụ nhà nghỉ sinh thái và các sản phẩm sinh thái;

+ Dịch vụ hội thảo nhỏ kết hợp tham quan, nghỉ dƣỡng tại khu bảo tồn;

+ Dịch vụ hƣớng dẫn; dịch vụ ăn uống; dịch vụ cho thuê dụng cụ chuyên dụng trong du lịch; dịch vụ vận chuyển trong khu vực; dịch vụ cung cấp các sản phẩm địa phƣơng,…  Các tuyến khảo sát chính để dự kiến xây dựng các điểm, tuyến DLST là:

Tuyến 1: Từ trụ sở Trung tâm du lịch (tại khu vực Thác Bà) Ngã ba Suối Đá

theo đƣờng Bà Trần Lệ Xuân Bàu Chim trở về trụ sở Trung tâm du lịch. + Tổng chiều dài 12 km.

+ Thời gian đi đƣờng và tham quan là 6 giờ.

+ Đặc điểm: Đây là tuyến có thể tham quan thác Bà, quan sát các loài chim, tham quan vƣờn sƣu tập các loài thực vật và các sinh cảnh đặc trƣng của Khu BTTN Núi Ơng. Ngồi ra, có thể tham quan các mơ hình canh tác nơng nghiệp đặc trƣng của vùng giáp ranh khu bảo tồn,...

Tuyến 2: Từ trụ sở Trung tâm du lịch (tại khu vực Thác Bà) Theo tuyến đƣờng

Bà Trần Lệ Xuân Đá Bàn về trụ sở Trung tâm du lịch. - Tổng chiều dài của tuyến này là 35 km.

- Thời gian đi đƣờng và tham quan là 16 giờ.

- Đặc điểm: Theo tuyến này, du khách đƣợc tham quan thác Bà, khám phá thiên nhiên về các kiểu rừng tại vùng đệm của khu BTTN Núi Ông hội tụ khá đầy đủ trên tuyến này, xem các loài động vật hoang dã quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới; tìm hiểu và trải nghiệm về sự tích khai thác trầm trƣớc đây,....

Tuyến 3: Từ trụ sở Trung tâm du lịch (tại khu vực Thác Bà) Trạm BVR Đức

Bình Theo tuyến đƣờng lên Dinh Cậu. Theo tuyến đƣờng mòn đến Mỹ Thạnh Trạm BVR Ka Pét về trụ sở Trung tâm du lịch.

- Tổng chiều dài của tuyến 40 km.

- Thời gian đi và tham quan là 18 giờ.

- Đặc điểm: Khám phá thiên nhiên.

2.2.2.3. Điều tra xã hội học

Công thức xác định kích thƣớc của mẫu

Hiện nay cơng thức xác định kích thƣớc của mẫu rất đa dạng, với hiện có nghiên cứu sử dụng cơng thức Yamane làm cơ sở tính tốn.

Theo Israel Glem D (1992), công thức Yamane đƣợc áp dụng để xác định kích thƣớc mẫu:

Trong đó:

N: là tổng số hộ trên địa bàn nghiên cứu; e: là sai số chấp nhận đƣợc.

Xác định số phiếu điều tra ngƣời dân tại vùng đệm :

Áp dụng công thức Yanmane chọn sai số chấp nhận đƣợc là 10% (độ tin cậy 90%) với lý do thời gian và kinh phí có hạn.

Xác định số phiếu điều tra ngƣời dân tại vùng đệm nhƣ sau: Tổng số hộ dân tại vùng đệm là : N = 9.805 hộ.

Sai số chấp nhận đƣợc là : e = 0,1.

Hiện nay có 13 dân tộc sinh sống trong trong khu vực, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số. Có 12 dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 20,5% so với các hộ dân sinh sống tại vùng đệm. Đề tài tập trung vào các vấn đề cộng đồng văn hóa của các dân tộc thiểu số, do đó việc điều tra phiếu ngƣời dân sẽ tập trung vào các đồng bào dân tộc thiểu số với số lƣợng phiếu khoảng trên 70% so với tổng phiếu điều tra.

Xác định số phiếu điều tra khách du lịch tại khu vực nghiên cứu

Theo báo cáo năm 2016 do Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông cho thấy số lƣợng khách du lịch đến khu vực nghiên cứu ƣớc tính khoảng 518.000 lƣợt khách.

Tính tốn tƣơng tự nhƣ trên, ta đƣợc số phiếu n = 100 phiếu.

Thông qua phiếu điều tra khách du lịch đến với khu du lịch Núi Ông (khu du lịch hiện hữu thuộc phạm vi khu bảo tồn) và các hộ dân trên địa bàn các vùng đệm:  Cấu trúc phiếu điều tra:

- Phần 2: Thông tin cần thu nhận liên quan đến KDL Núi Ông hiện hữu, nhƣ: số lần đến với KDL, mục đích đến với KDL, biết đến KDL thông qua kênh truyền thông nào, điểm nào du khách cảm thấy thu hút nhất,….

- Số phiếu điều tra: 199 phiếu (100 phiếu cho khách du lịch và 99 phiếu cho các hộ dân).

- Tiến hành phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp các khách du lịch và ngƣời dân dựa trên bản câu hỏi sẵn có, thu thập thêm thơng tin liên quan xung quanh vấn đề cần nghiên cứu.

2.2.2.4. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở đề xuất các địa điểm DLST và tiến hành phỏng vấn khách du lịch và ngƣời dân trong vùng. Sử dụng phƣơng pháp “So sánh cặp đôi” so sánh lần lƣợt hai điểm với nhau, nhằm xếp hạng ƣu tiên các điểm/loại hình DLST mà du khách muốn đến để làm dữ liệu, thông tin tham khảo, là một trong những cơ sở để xem xét, xây dựng các tuyến DLST cho phù hợp.

Bƣớc 1. Lựa chọn các điểm/loại hình DLST cần so sánh ƣu tiên và ghi vào cột thứ nhất và hàng thứ nhất của bảng so sánh cặp đôi.

Bƣớc 2. Lấy từng cặp điểm/loại hình DLST để so sánh với nhau. Điểm/loại hình nào đƣợc ƣu tiên hơn thì ghi vào ơ tƣơng ứng.

Bƣớc 3. Đếm số lần xuất hiện của các điểm/loại hình DLST trên bảng, xếp hạng thứ tự ƣu tiên theo tần xuất xuất hiện. Nếu điểm/loại hình DLST nào có tần xuất xuất hiện hay nói cách khác là có số điểm cao nhất thì đƣợc xếp hạng ƣu tiên cao nhất và ngƣợc lại điểm/loại hình DLST thì đƣợc xếp hạng ƣu tiên ở mức thấp nhất.

2.2.2.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực Tài nguyên và Môi trƣờng giảng dạy tại các trƣờng Đại học thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khác.

Ngoài ra, báo cáo đề tài còn tham khảo các nhà quản lý ở địa phƣơng trong lĩnh vực du lịch, quản lý rừng nhƣ: Sở Văn hóa và Du lịch, Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ơng,…

2.2.2.6. Phương pháp mơ tả

Sử dụng các yếu tố có sẵn và số liệu hiện tại thể hiện thực trạng và tình hình vùng nghiên cứu. Sau khi thu thập các số liệu cần thiết, tiến hành tổng hợp, phân tích, triển khai và công bố các kết quả nghiên cứu theo các mục tiêu của đề tài.

2.2.2.7. Phương pháp ma trận phân tích SWOT

- Phân tích những ƣu khuyết điểm bên trong và những đe dọa, thuận lợi bên ngoài.

- Phối hợp các chiến lƣợc:

+ Chiến lƣợc S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ.

+ Chiến lƣợc W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội.

+ Chiến lƣợc S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục, vƣợt qua thử thách.

+ Chiến lƣợc W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu.

Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi phát triển du lịch tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, cùng với nguyên tắc phát triển du lịch tại khu bảo tồn để xây dựng mơ hình du lịch cộng đồng phù hợp cho khu bảo tồn.

2.2.2.8. Phương pháp bản đồ, ứng dụng GIS

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá hiện trạng du lịch và tài nguyên thiên nhiên tại vùng đệm khu bảo tồn Núi Ông bảo tồn Núi Ông

3.1.1. Khách du lịch

3.1.1.1. Nguồn khách và thành phần khách

Khách trong nƣớc:

Khách trong nƣớc tới Khu du lịch Núi Ông từ hai nguồn chủ yếu là khách trong tỉnh và khách ở các tỉnh lân cận nhƣ: Đồng Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

Khách du lịch ở nhiều độ tuổi khác nhau, chủ yếu là thanh thiếu niên và ngƣời trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)