Nội dung của mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Thực tế trong đời sống tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội các sự vật hiện tượng có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển, với tư cách là các quy phạm dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm mục đích đảm bảo trật tự, ổn định trong xã hội, pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Trong tiến trình phát triển của nhân loại, đạo đức là các giá trị hình thành trước pháp luật, dùng

để điều chỉnh các quan hệ xã hội, được xã hội thừa nhận và trở thành quy tắc xử sự chung, được các cá nhân trong xã hội tự giác nhận thức và chủ động tuân thủ như một nề nếp do những thói quen của cộng đồng tạo lên. Pháp luật ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý xã hội khi xã hội đã có sự phân định giai cấp, các mối quan hệ trở lên phức tạp hơn, cần một tổ chức với các chế tài mạnh mẽ để đảm bảo trấn áp kịp thời các hành vi vi phạm, vì lý do ra đời sau, pháp luật muốn đi vào cuộc sống và được xã hội chấp nhận sẽ phải có bước kế thừa những giá trị đạo đức tốt đẹp vốn đã được xã hội thừa nhận, mặt khác đạo đức vốn có tính độc lập tương đối nên pháp luật không thể phủ nhận sạch trơn các giá trị đạo đức hoặc chỉ dùng pháp luật để điều chỉnh xã hội, “pháp luật không tồn tại biệt

lập mà luôn nằm trong mối quan hệ phụ thuộc, tác động biện chứng với các hiện tượng xã hội khác. Pháp luật luôn vận động trong mối liên hệ phổ biến với kinh tế, chính trị, đạo đức” [26, tr.289] vì vậy phải có sự kết hợp hài hòa giữa

hai lĩnh vực này nhằm tạo ra phương án tối ưu nhất trong công tác quản lý xã hội, “trong hệ thống các quy phạm điều chỉnh xã hội, pháp luật và đạo đức giữ

vị trí trung tâm, có vai trò quan trọng nhất” [26, tr.296].

Đạo đức có tác động mạnh đối với pháp luật, buộc pháp luật phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức vốn được thừa nhận rộng rãi nếu như pháp luật muốn được chấp nhận và thực sự có hiệu quả khi đi vào cuộc sống, trên cơ sở đạo đức, pháp luật có những quy định phù hợp với thực tế.

Pháp luật với đặc trưng cơ bản là tính bắt buộc chung, được thực hiện bởi quyền lực nhà nước sẽ có tác động trở lại với đạo đức, những tác động ấy góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đồng thời loại bỏ các giá trị đạo đức đã lỗi thời, lạc hậu.

Sự tác động giữa đạo đức và pháp luật tạo ra mối quan hệ không thể tách rời giữa hai yếu tố này khi cùng tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)