luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
Thứ nhất, yếu tố pháp luật trong đó các quy định của hệ thống pháp luật nói chung và luật hôn nhân gia đình nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật bởi lẽ pháp luật là công cụ chính thống, có giá trị cao nhất, được nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện, dùng để điều chỉnh và quản lý các quan hệ xã hội, nếu yếu tố pháp luật không mâu thuẫn với các quan niệm, các giá trị đạo đức thì pháp luật và đạo đức vẫn cùng tồn tại khi điều chỉnh các quan hệ xã hội, ngược lại nếu yếu tố pháp luật thể hiện sự xa rời thực tiễn, pháp luật phi đạo đức sẽ dẫn đến sự áp đặt, sự triệt tiêu các giá trị đạo đức tốt đẹp. Hiện nay trong thời kỳ hội nhập, lĩnh vực hôn nhân gia đình ngày càng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi pháp luật kịp thời đáp ứng đòi hỏi thực tế, song pháp luật đầy đủ không có nghĩa là pháp luật quy định luôn tất cả các khía cạnh trong đời sống hôn nhân gia đình mà cần phải có giới hạn nhất định, tránh sự trùng lắp, thiếu tính khả thi khi đi vào thực tế.
Thứ hai, yếu tố thiết chế đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân gia đình yếu tố thiết chế có ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Các thiết chế của Nhà nước có tác động không nhỏ đến việc thực thi pháp luật và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, thiết chế chặt chẽ, phù hợp với thực tế sẽ giúp cho việc thực hiện pháp luật và tuân thủ các giá trị đạo đức được thực hiện nghiêm chỉnh, yếu tố thiết chế góp phần làm cho pháp luật và đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng hướng đến việc tìm ra những điểm tương đồng nhất khi điều chỉnh về cùng một vấn đề, làm giảm mâu thuẫn giữa pháp luật và đạo đức khi tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội.
đức và các quy định của pháp luật, yếu tố văn hóa càng phát triển thì các cá nhân có sự nhận thức đúng về quy định của pháp luật, quy chuẩn của đạo đức, từ đó có hành động hợp lý. Ngược lại, khi văn hóa không được quan tâm đúng mức sẽ dễ dẫn đến vi phạm pháp luật, vi phạm các giá trị chuẩn mực đạo đức. Trong thực tế, lối sống truyền thống chi phối rất lớn trong quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, ở khía cạnh truyền thống người dân thường có xu hướng thiên về các quan niệm đã có từ lâu và ảnh hưởng đến tư tưởng của họ, đôi khi những quan niệm mang tính truyền thống không còn phù hợp với thực tế hiện nay nhưng nếu người dân cứ bảo thủ thực hiện các quan niệm đã lỗi thời ấy thì sẽ không làm cho mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật tốt hơn.
Thứ tư, yếu tố kinh tế yếu tố kinh tế tác động không nhỏ đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, khi kinh tế phát triển, xã hội văn minh, đời sống của người dân được nâng cao, các cá nhân có điều kiện tiếp thu các giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận pháp luật, người dân hiểu luật và tuân thủ các giá trị đạo đức một cách tự giác, ngược lại khi kinh tế khó khăn, người dân ít có điều kiện quan tâm đến pháp luật, xa rời các giá trị chuẩn mực đạo đức sẽ dẫn đến những vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuân thủ các giá trị đạo đức và thực hiện các quy định của pháp luật, để mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hài hòa, cần có sự quan tâm đặc biệt đến kinh tế, coi phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng.
Kết luận chƣơng 1
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức là mối quan hệ thuộc phạm trù triết học, khi nghiên cứu về mối quan hệ này có rất nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ, giải quyết được những nội dung chính trong mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức đã là một việc không đơn giản, đặc biệt hơn khi xem xét mối quan hệ này trong một lĩnh vực cụ thể, vốn chứa đựng những mối quan hệ tình cảm có nhiều yếu tố phức tạp, muôn hình muôn vẻ, không có một tiêu chuẩn chung nào có thể dùng để đánh giá sự kết hợp chặt chẽ tuyệt đối giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực này mà chủ yếu xem xét, tiến tới được sự kết hợp hài hòa giữa hai phạm trù trên nhằm mang lại hiệu quả quản lý và đảm bảo ổn định đời sống hôn nhân gia đình.
Đạo đức là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống hôn nhân gia đình, khi các vấn đề trong gia đình được điều chỉnh bởi yếu tố đạo đức thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong việc đảm bảo và phục hồi các mối quan hệ nếu có mâu thuẫn hoặc có sự rạn nứt trong tình cảm của các thành viên trong gia đình, đạo đức góp phần giúp cho việc chấp hành pháp luật và thực thi pháp luật có hiệu quả.
Pháp luật là yếu tố cần thiết trong việc đảm bảo cho mỗi thành viên trong gia đình có điều kiện phát triển trong một môi trường tốt nhất, pháp luật là công cụ cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm hại đến các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đồng thời pháp luật là yếu tố đảm bảo cho các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được lưu giữ và phát huy.
Lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực đặc biệt, ở lĩnh vực này cần thiết phải có sự kết hợp hài hòa giữa đạo đức và pháp luật nhằm mang lại hiệu quả điều chỉnh cao nhất.
luật và đạo đức khi điều chỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình, vẫn tồn tại nhiều quy định chưa phù hợp với thực tế, đôi khi có sự nhầm lẫn giữa kết hợp với sự bao hàm và liệt kê các vấn đề thuộc phạm trù điều chỉnh của đạo đức trong một số quy định pháp luật khi điều chỉnh lĩnh vực hôn nhân gia đình.