luật đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình
1.4.1. Vai trò của mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình vực hôn nhân và gia đình
Pháp luật có vai trò bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là lĩnh vực mà các giá trị tình cảm và đạo đức được thể hiện rõ nét, pháp luật tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho các giá trị chuẩn mực đạo đức được duy trì và phát triển, trên cơ sở phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình nhằm mục đích xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Trên tinh thần bảo vệ quyền con người, pháp luật Việt Nam nói chung và luật hôn nhân gia đình nói riêng bảo vệ quyền của mỗi cá nhân, chống bạo hành, chống lạm dụng, khi nghiên cứu về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, ngoài luật hôn nhân và gia đình cần phải xem xét các bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, luật phòng chống bạo lực, luật bảo vệ trẻ em. Hệ thống pháp luật Viện Nam hiện nay được xây dựng dựa trên cơ sở các giá trị đạo đức mới, tiến bộ, phù hợp với thực tế.
Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc loại trừ các quan niệm đạo đức lỗi thời, lạc hậu, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đây là một lĩnh vực tồn tại nhiều quan niệm mang tính truyền thống của người Việt, trong đó có nhiều quan niệm đã lỗi thời, lạc hậu, trong thời đại hiện nay một số quan niệm trái pháp luật, không phù hợp với các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ như: Quan niệm trọng nam khinh nữ, quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, quan niệm phép vua thua lệ làng, quan niệm một trăm cái lý không bằng một tý cái tình.
giá trị đạo đức mới, tiến bộ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với xu thế của thế giới. Những quy định của pháp luật về việc giảm hình phạt cho phụ nữ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, quy định về tội giết con mới đẻ, quy định về chế độ trợ cấp cho người già từ 80 tuổi trở lên, quy định về việc chăm sóc và bảo trợ cho trẻ em
Pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của nhóm yếu thế trong xã hội
Đạo đức là nền tảng cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật, dựa trên các giá trị đạo đức được cộng đồng thừa nhận, pháp luật có những quy định phù hợp với các giá trị đạo đức, tôi cho rằng trong một xã hội hiện đại, pháp luật và đạo đức có xu thế xích lại gần nhau, pháp luật được xây dựng trên nền tảng những tư tưởng đạo đức tiến bộ, những giá trị đạo đức được coi là chuẩn mực sẽ là nội dung cốt lõi trong các quy định của pháp luật. Những giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc là tinh thần then chốt của hệ thống pháp luật, trong đó tính nhân đạo, nhân văn là cốt lõi của đạo đức, đồng thời cũng là mục tiêu mà pháp luật hướng tới bởi vì “có pháp luật
nhưng không có đạo đức, không có lương tâm thì sẽ bất chấp pháp luật, xuyên tạc luật, lợi dụng luật”, [15, tr.67].
Những giá trị đạo đức tiến bộ là định hướng trong xây dựng hệ thống pháp luật, việc tôn trọng lẫn nhau giữa các cá nhân trong cộng đồng, cùng với tư tưởng bình đẳng, tự do, bác ái chính là nền tảng bảo vệ quyền con người. Phạm trù quyền con người rất rộng, khó định lượng, khi xem xét về vấn đề quyền con người thì chúng ta sẽ nhận thấy ở khía cạnh này có những mặt mà cả đạo đức và pháp luật chưa thể hiện đầy đủ quyền con người nếu xét riêng biệt từng lĩnh vực. Ví dụ trong tư duy đạo đức của người Việt, đạo làm con phải hiếu thảo, vâng lời ông bà cha mẹ, nghe theo sự chỉ dạy của ông bà cha mẹ, sự tác động của các bậc cha mẹ trong vấn đề hướng nghiệp, vấn đề hôn
nhân ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của con cái, nhưng nếu mọi lời nói của cha mẹ mà con cái phải nghe theo thì điều đó trở thành sự áp đặt, quyền con người cũng bị hạn chế. Trong khi đó pháp luật quy định mỗi cá nhân có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của mình, tự do tìm hiểu và tiến tới quan hệ hôn nhân, không ai có quyền đe dọa, cưỡng ép người khác kết hôn. Như vậy trong một quan hệ đã có sự mâu thuẫn giữa pháp luật và đạo đức khi cùng điều chỉnh một vấn đề, nhiệm vụ đặt ra là làm thế nào để giải quyết tốt mâu thuẫn giữa pháp luật và đạo đức khi điều chỉnh cùng một vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tạo ra sự mềm dẻo trong các quy định, loại bỏ các quan niệm đạo đức lỗi thời, lạc hậu.