VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Thực trạng pháp luật về đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam
2.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật về đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam công ở Việt Nam
Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hịa được hình thành, những tiền đề đầu tiên của hệ thống pháp luật về đấu thầu mua sắm công đã được đặt ra. Trong các sắc lệnh từ năm 1945- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu ý các cơ quan Chính phủ khi mua sắm tài sản, đồ vật phải hết sức tiết kiệm và lựa chọn những vật phẩm từ nguồn cung cấp thích hợp nhất để khơng lãng phí tài sản của nhân dân. Sau đó, suốt những năm 1946 đến đầu năm 1980, Việt Nam cũng có một số quy định về mua sắm công nhưng không đưa ra cách thức lựa chọn nhà cung cấp bằng đấu thầu do đặc thù của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, các nhà cung cấp hàng hóa chủ yếu là các đơn vị của nhà nước, nếu mua sắm trang thiết bị có u cầu về mặt kỹ thuật cao thì cũng là đặt mua trực tiếp từ các nước xã hội chủ nghĩa. Vậy nên, hệ thống pháp luật về mua sắm cơng chỉ là những chỉ tiêu mang tính pháp lệnh hoặc giải quyết các vụ việc cụ thể chứ không tập trung xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao như hiện nay.
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những quy định đầu tiên về đấu thầu đã được ban hành trong lĩnh vực xây dựng: Quyết định số 24/BXD-VKT ngày 12 tháng 2 năm 1990 áp dụng trong lĩnh vực xây dựng. Tiếp theo, ngày 13/11/1992, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 91/TTg ban hành quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định rằng các doanh nghiệp nhà nước khi nhập khẩu các loại thiết bị thì phải tiến hành đấu thầu. Sau đó Bộ
Xây dựng có Quyết định số 60/BXD-VKT ngày 30 tháng 3 năm 1994 ban hành quy chế đấu thầu xây lắp.
Khuôn khổ pháp lý cho mua sắm công dựa trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh chỉ thực sự được bắt đầu từ năm 1994 với sự ra đời của Hội đồng xét thầu quốc gia theo Quyết định số 183-TTg ngày 16 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp đó, Quy chế đấu thầu được áp dụng cho mọi loại hình mua sắm bao gồm cả tư vấn, hàng hóa, xây lắp lần đầu tiên được ban hành theo Nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ. Từ đó đến nay, các quy định về đấu thầu khơng ngừng được sửa đổi, bổ sung và hồn thiện theo các Nghị định số 93/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997, Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 2 tháng 6 năm 2003.
Tăng cường hiệu lực của Quy chế đấu thầu, từ đầu năm 1999 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thơng qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong đó có Pháp lệnh về đấu thầu. Sau đó, qua 8 lần dự thảo, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật đấu thầu. Để việc mua sắm công thực hiện theo cơ chế thị trường, chính phủ lần lượt ban hành các văn bản: Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước; Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung; Thơng tư số 22/2008/TT-BTC ngày 10/3/2008 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung ban hành kèm theo Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Cơng
văn số 9300/BTC-QLCS ngày 30/6/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua sắm, trang bị, thay thế và sửa chữa tài sản của các cơ quan, đơn vị, tổ chức; Chỉ thị 1073/CT-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác quản lý và hiện đại hóa cơng sở của cơ quan hành chính ở địa phương theo hướng tập trung; Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Đặc biệt, ngày 5 tháng 12 năm 2012, Ủy ban mua sắm chính phủ thuộc tổ chức Thương mại thế giới đã có phiên họp chính thức phê chuẩn quy chế quan sát viên của Hiệp định mua sắm chính phủ (GPA) đối với Việt Nam. Việc tham gia GPA với tư cách quan sát viên được xem là bước đầu tiên đưa Việt Nam tiến tới trở thành thành viên chính thức của Hiệp định.