Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đai an toàn có sử dụng bộ căng đa

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hệ thống túi khí trên ô tô ( có link ggdrive bản vẽ cuối bài hoặc liên hệ 0799008541 ) (Trang 45 - 49)

2.2. Hệ thống đai an toàn

2.2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đai an toàn có sử dụng bộ căng đa

khẩn cấp

2.2.2.1. Cấu tạo

Đai an toàn bao gồm các bộ phận: cơ cấu khóa ELR, bộ căng đai, cơ cấu cuốn dây đai, cơ cấu hạn chế lực và bộ thổi khí. Trong cơ cấu căng đai áp lực khí từ bộ thổi khí được truyền qua cơ cấu nối tới trục của bộ cuốn để cuốn dây đai an toàn vào.

Hình 2.41. Cấu tạo các bộ phận của hệ thống đai an toàn2.2.2.2. Nguyên lý hoạt động 2.2.2.2. Nguyên lý hoạt động

Bộ căng này được điều khiển qua tín hiệu điện từ ECU điều khiển căng đai giống như bộ điều khiển trung tâm để kích hoạt túi khí của xe. Bộ điều khiển này sẽ kiểm soát hoạt động của cơ cấu căng đai hoặc các tín hiệu từ các cảm biến để phản ứng lại ngay lập tức thì khi có va chạm bất ngờ. Khi phát hiện có sự va chạm, ECU điều khiển sẽ kích hoạt bộ căng đai trước sau đó kích hoạt các túi khí.

Đai an toàn không cố định người lái hoặc hành khách hoàn toàn vào ghế của họ, vẫn có một khoảng tự do cần thiết giũa đai an toàn và người ngồi trên xe. Khi đai an toàn bị mòn thì người lái và hành khách vẫn có thể tiếp xúc với các vật thể trong xe trong quá trình va đập mạnh mặc dù lực va đập nhỏ hơn nhiều so với trường hợp người không đeo dây an toàn.

2.2.2.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chi tiết

a. Cơ cấu căng đai khẩn cấp

Chức năng, cấu tạo

Cơ cấu căng đai là một thiết bị để cuốn đai an toàn ngay tức thì khi va đập vừa xảy ra và giữ cho người ngồi trong xe tránh va đập.

Hình 2.42. Cấu tạo của cơ cấu căng đai khẩn cấp

 Nguyên lý hoạt động

Khi lực va đập vượt quá một giá trị quy định thì bộ thổi khí được kích nổ theo tín hiệu được truyền từ cảm biến túi khí trung tâm và tạo ra khí có áp lực cao. Khí này ép mạnh piston vào trong xy lanh do đó bị kéo ra. Sau đó tang trống bị co vào theo phương hướng kính của khe hở và được ép vào trục của cơ cấu căng đai thành một cụm. Sau đó chốt hãm đĩa dẫn động bị cắt làm cho tang trống, đĩa dẫn động và trục cơ cấu căng đai quay theo hướng cuộn đai lại để giữ cho người ngồi trong xe tránh được va đập.

b. Cơ cấu hạn chế lực

Cấu tạo: Cơ cấu cuốn đai, bộ phận hạn chế lực và lõi cuốn được lắp với nhau và quay cung nhau.

Hình 2.44. Cấu tạo của cơ cấu hạn chế lực

Nguyên lý hoạt động

Do có sự dịch chuyển của hành khách trong quá trình va đập, lực căng đai có thể lớn hơn giá trị qui định thì đĩa của cơ cấu hạn chế lực sẽ biến dạng nhờ lực quay của lõi cuốn và cuốn xung quanh trục. Kết quả làm cho dây đai được nhả ra.

c. Bộ phận tạo khí

 Cấu tạo: Bộ phận tạo khí gồm có ngòi nổ và các hạt tạo khí nằm trong hộp kim loại.

Hình 2.45. Cấu tạo của bộ tạo khí

Nguyên lý hoạt động :Khi cảm biến túi khí mở, dòng điện sẽ đi vào ngòi nổ và kích nổ. Ngay sau đó hạt tạo khí cháy rất nhanh trong một thời gian cực ngắn tạo ra khí có áp suât cao.

Chương 3

KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN CÁC HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG TÚI KHÍ TRÊN Ô TÔ

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hệ thống túi khí trên ô tô ( có link ggdrive bản vẽ cuối bài hoặc liên hệ 0799008541 ) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w