Khi khóa điện ở vị trí ON mạch chuẩn đoán thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của hệ thống túi khí theo hai bước đó là kiểm tra sơ bộ (khoảng chừng 6 giây) và kiểm tra thường xuyên.
3.2.1. Kiểm tra sơ bộ
Khi bật khóa điện lên vị trí ON từ vị trí LOOK, thì mạch chẩn đoán bật sáng đèn cảnh báo túi khí khoảng 6 giây để thực hiện kiểm tra sơ bộ ban đầu. Nếu phát hiện thấy có sự cố trong quá trình kiểm tra sơ bộ ban đầu, thì đèn chỉ báo túi khí sáng không tắt và vẫn sáng sau 6 giây.
3.2.2. Kiểm tra thường xuyên
Nếu không phát hiện thấy hư hỏng khi kiểm tra sơ bộ, đèn báo túi khí sẽ tắt sau khoảng 6 giây để cho phép ngòi nổ sẵn sàng kích nổ. Mạch chẩn đoán bắt đầu chế độ kiểm tra thường xuyên để kiểm tra các chi tiết, hệ thống cung cấp nguồn và dây điện xem có hư hỏng, hở hay ngắt mạch không. Nếu phát hiện thấy có hư hỏng thì đèn cảnh báo túi khí sẽ bật sáng để cảnh báo cho tài xế biết đang có sự cố.
3.2.3. Kiểm tra mã chẩn đoán bằng máy quét mã lỗi
Các mã chẩn đoán có thể phục hồi được. Số mã chẩn đoán được chỉ ra bởi kiểu nhấp nháy của đèn báo SRS.
Xoay khóa điện đến vị trí ACC hay ON
Nối cực TC và E1 của TDCL(DLC2) hay giắc kiểm tra (DLC1) Đèn sẽ bắt đàu nháy để báo mã.
Hình 3.1. Cấu tạo giắc kiểm tra
3.2.4. Một số phương pháp xóa mã chẩn đoán
Nếu khi sửa chữa xong các hư hỏng mà chưa xóa bỏ các mã lưu trữ, thì đèn cảnh báo vẫn không tắt khi khóa điện ở vị trí ON. Đối với bộ nhớ RAM thì các thong tin lưu trữ được xóa bỏ khi bị cắt điện. Đối với bộ nhớ EEPROM thì không thể xóa các thông tin lưu trữ ngay cả khi khóa điện bị cắt. (EEPROM có nghĩa là NV-RAM hay không phải là bộ nhớ RAM).
3.2.4.1. Xóa mã chẩn đoán bằng cách dùng máy chẩn đoán
Đầu tiên nối máy chẩn đoán với DLC1, DLC2, hoặc DLC3. Sau đó xóa các mã chẩn đoán hư hỏng bằng cách tuân theo các chỉ dẫn trên màn hình máy chẩn đoán.
3.2.4.2. Xóa mã chẩn đoán bằng cách sử dụng SST (dây kiểm tra)
a. Đối với các xe sử dụng các cực AB và TC
Ta làm như sau:
Dùng dây dẫn lần lượt nối với các cực TC và AB. Xoay khóa điện tới vị trí ON và đợi khoảng 6 giây.
Bắt đầu với cực TC sau đó thay đổi việc nối đất các cực TC và AB hai lần mỗi cực trong một chu kỳ khoảng 1.0 giây.
Nếu đèn cảnh báo nhấp nháy khoảng 50 msec trong vài giây sau khi xóa thì mã chẩn đoán đã được xóa bỏ.
Hình 3.2. Quá trình xóa mã chẩn đoán đối với xe sử dụng cực AB và TC
b. Đối với các mẫu xe chỉ sử dụng cực TC
Dùng dây nối tắt các cực TC và CG Bật khóa điện lên vị trí ON
Ngắt cực TC của DLC3 trong khoảng 10 giây sau khi mã chuẩn đoán bắt đầu phát ra và kiểm tra xem đèn báo có sáng trong khoảng 3 giây hay không. Nối tắt các cực TC và CG
Ngắt cực TC sau khi đèn cảnh báo tắt
Sau khi đèn báo SRS bật sáng, nối tắt cực TC và CG
Nếu mã thông thường được phát ra trong khoảng thời gian 1 giây sau khi đèn báo SRS tắt thì mã chuẩn đoán đã được xóa bỏ.
Hình 3.3. Quá trình xóa mã chẩn đoán đối với xe chỉ dùng cực TC