Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) (Trang 81 - 83)

3.3.3.1 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy vộng vốn cũng quan trọng không kém hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng được công tác cho vay mà càng mang đến cho ngân hàng ngày càng nhiều lợi nhuận, cũng như là đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Để tăng cường nguồn vốn huy động thì NHCT cần thực hiện một số biện pháp như sau: (i) Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng đến gửi tiền, đi kèm với nó là phát triển các dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ ATM.

(ii) Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiện ích ngày càng cao của khách hàng; cung cấp cho họ những phương tiện thanh toán thuận lợi, nhanh, an toàn và chính xác.

(iii) Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng và mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp cả nước.

(iv) Xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, giao tiếp tốt và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

(v) Thực hiện đảm bảo tiền gửi cho khách hàng.

3.3.3.2 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải được quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp, coi việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như một sự trợ giúp đắc lực để hoạt động tín dụng được hoàn thiện. Mặc dù bộ phận này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng giúp khôi phục lại hoặc ngăn chặn kịp thời những sản phẩm mà CBTD không làm đúng khuôn mẫu dẫn đến méo mó, lệch lạc.

Lãnh đạo của ngân hàng cần quan tâm giám sát gắt gao hơn nữa để tạo môi trường kiểm soát tốt, chỉ đạo xử lý triệt để mọi sai phạm dù lớn hay nhỏ, chỉ đạo phòng tín dụng phối hợp, hỗ trợ để bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tốt hơn. Có như vậy bộ phận này sẽ giúp ngăn chặn được những vụ việc cho vay sai, đặc biệt có thể phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn cũng như hạn chế được phần nào thiệt hại do những nguyên nhân từ phía khách hàng gây ra …

3.3.3.3 Phát triển và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin

Công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để hội nhập của NHCT vào cộng đồng ngân hàng quốc tế. Hiện đại hoá công nghệ và mạng tin học sẽ giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí lao động, tăng sức cạnh tranh, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và kinh doanh.

Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ ngân hàng

Để bảo đảm khả năng hòa nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực như cung cấp và tiếp nhận xử lý thông tin ngân hàng, thông tin thương mại và thông tin kinh tế, NHCT cần có sự hoàn thiện các mạng thông tin như: mạng thông tin diện rộng, kết nối trực tuyến với các mạng nội bộ của tất cả các chi nhánh trong hệ thống; mạng nội bộ; mạng Internet, mạng SWIFT, mạng thanh toán thẻ. Thông qua đó ngân hàng sẽ thu được các thông tin chính xác hạn chế các rủi ro trong công tác đánh giá khách hàng và dự án đầu tư cũng như định giá các TSĐB.

Đầu tư vào những kỹ thuật tiên tiến nhằm hạn chế các rủi ro do thông tin không kịp thời, chính xác

Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển từng ngày nên NHCT cần xây dựng một bộ phận riêng về công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ. Các cán bộ phụ trách công việc này cần có trình độ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối thông tin trong toàn bộ hệ thống ngân hàng để quá trình thông tin được thông suốt, giảm thiểu chi phí và sự lãng phí nguồn lực của NHCT. Khó khăn lớn nhất của NHCT đó là công nghệ luôn thay đổi, ngân hàng chưa kịp triển khai công nghệ này thì công nghệ mới đã ra đời. Do đó, NHCT cần xem xét kỹ lưỡng điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực trước khi áp dụng một công nghệ mới nào đó.

Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực chi nhánh

Thông qua hệ thống này ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng cho các chi nhánh một cách phù hợp và chính xác hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các chi nhánh. Từ đó, ngân hàng cũng sẽ lượng hoá được mức độ RRTD theo khu vực. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra các giới hạn cấp tín dụng và kiểm soát mức độ rủi ro cho từng vùng.

3.3.3.4 Áp dụng phương pháp khai phá tri thức từ dữ liệu để dự đoán và cảnh báo RRTD

Trong những năm gần đây, khai phá tri thức từ dữ liệu (Knowledge Discovery in Database - KDD) và khai phá dữ liệu (Data Mining - DM) được xem như một cách tiếp cận mới trong việc tìm kiếm tri thức từ dữ liệu.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khai phá dữ liệu đã được ứng dụng để phân tích RRTD, phát hiện gian lận, tiếp thị, quan hệ khách hàng, dự báo tỷ giá ngoại tệ, quản lý rủi ro tác nghiệp, làm sạch dữ liệu, ví dụ:

• Hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng Falcon của HNC inc., sử dụng tỷ lệ lớn các ngân hàng bán lẻ để xác định các giao dịch nghi ngờ thẻ tín dụng.

• Hệ thống FAIS của FINCEN xác định các giao dịch tài chính mà có thể chỉ ra rằng là hành động rửa tiền…

• Ngân hàng UBS đã nghiên cứu sử dụng khai phá dữ liệu để phát triển các ứng dụng cho việc tiếp thị, rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro và làm sạch dữ liệu;

• Ngân hàng Dexia sử dụng DM để tạo một mô hình cho việc bán hàng chéo và nâng cao hiệu quả của việc bán hàng;

• Ngân hàng HSBC của Mỹ đã sử dụng các công cụ SPSS (các công cụ sử dụng DM) cho việc mở rộng quan hệ với khách hàng, giảm chi phí tiếp thị, tiếp thị đến với khách hàng nhanh hơn, ...

(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/091217.html)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)