Ngân hàng KasiKorn của Thái Lan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) (Trang 71 - 73)

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998 khiến hệ thống ngân hàng Thái Lan chao đảo, nhiều NHTM bị phá sản hoặc phải sáp nhập để tiếp tục tồn tại. Tình hình đó buộc các ngân hàng phải xem lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình trong hoạt động ngân hàng, nhất là lĩnh vực tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro. Để giải quyết bài toán này, một loạt thay đổi cơ bản trong tín dụng đã được các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệu để. Trong đó phải kể đến kinh nghiệm quản trị RRTD quý báu của KasiKorn Bank.

Ngân hàng đã tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Trước đây, Kasikorn bank chỉ quan tâm đến TSTC, không quan tâm đến dòng

tiền mà dự án mang lại của khách hàng vay nên giai đoạn 1997-1999 nợ xấu có lúc lên tới 40%. Hiện nay ngân hàng đã thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là thông tin tín dụng. Khi khách hàng đến vay vốn, các cán bộ ngân hàng phải xem xét những vấn đề sau mới quyết định cho vay: Tư cách của người vay, có tin tưởng được họ không? Hiệu quả kinh doanh của khách hàng, hoạt động nào thành công, hoạt động nào không thành công? Mục đích của khoản vay là gì? Nguồn trả nợ là gì? (dòng tiền và khả năng trả nợ); ngân hàng có kiểm soát được khách hàng sử dụng tiền vay không? Khách hàng có năng lực, kiến thức về quản trị, điều hành doanh nghiệp không? Tình hình tài chính của khách hàng?

Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên thì ngân hàng phải phân tích tài chính, trong đó rất coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng hồi thu vốn đầu tư của khách hàng.

Cho điểm khách hàng: KasiKorn Bank đã áp dụng xếp loại tín dụng như là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ.

Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng: Kasikorn Bank quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần từ mức phán quyết của một người đến một nhóm người và cao nhất là của Hội đồng quản trị, cụ thể: 10 triệu bath: 1 người chịu trách nhiệm; 100 triệu bath: 2 người chịu trách nhiệm; 3 tỷ bath: do Hội đồng quản trị quyết định. Những khoản vay vượt quá hạn mức quy định trên phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.

Giám sát khoản vay: Sau khi cho vay, KasiKorn Bank rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoán vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá khách hàng, xử lý kịp thời các tình huống RRTD.

Ngoài ra, KasiKorn Bank coi trọng việc cập nhật hiểu biết, liên tục đào tạo cho nhân viên ngân hàng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng độc lập thực thi nhiệm vụ được phân công; đều áp dụng sổ tay tín dụng và có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) (Trang 71 - 73)