Về huy động vốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính vinashin (Trang 74 - 76)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Bố cục của luận văn

3.2.1 Về huy động vốn:

- Cần xác định rõ việc Luật các TCTD số 47/2010/QH11 không quy định kỳ hạn nhận tiền gửi của CTTC có thể hiểu là CTTC không còn bị giới hạn nhận tiền gửi trên một năm như trước hay không? Trên thực tế, các doanh nghiệp trong tập đoàn ít khi có vốn nhàn rỗi trên một năm. Do đó, việc quy định CTTC chỉ được nhận tiền gửi trên một năm như trước đây là bất cập, làm hạn chế nguồn vốn huy động của các CTTC.

- Cần nới lỏng điều kiện của Bên ủy thác trong trường hợp ủy thác cho

vay. Việc quy định bên ủy thác phải đáp ứng điều kiện: “tại thời điểm ủy thác

cho vay không có dư nợ tín dụng tại các TCTD ở trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” là quá khó khăn. Theo quan điểm của tác giả, việc các tổ

chức kinh tế có dư nợ tín dụng tại các TCTD trong quá trình hoạt động kinh doanh là một việc hết sức bình thường. Bởi tổ chức kinh tế nào cũng có thể rơi vào hoàn cảnh tạm thời thiếu vốn trong kinh doanh, khi thiếu vốn các tổ chức này vay tại các TCTD. Các tổ chức này chỉ được vay vốn tại các TCTD khi đã thỏa mãn các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu nội bộ từ phía TCTD cho vay. Do đó, việc các tổ chức kinh tế vay vốn tại các TCTD là hoàn toàn hợp pháp. Nên bỏ điều kiện này hoặc pháp luật chỉ nên giới hạn dư nợ của bên ủy thác tại các TCTD ở một mức nào đó có thể chấp nhận được, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức ủy thác cho các CTTC.

cấm CTTC nhận ủy thác của cá nhân là trái với Luật các TCTD năm 2010. Trong Luật quy định, ủy thác là hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, ngân hàng có quyền được nhận ủy thác cho vay từ các tổ chức cá nhân.

- Cần xem xét lại việc cấm các CTTC được nhận tiền gửi của cá nhân. Dù đối tượng gửi tiền là cá nhân cần có được sự bảo vệ tích cực của nhà nước, tuy nhiên, theo quan điểm của bản thân tác giả, việc quy định các TCTD phi ngân hàng không được nhận tiền gửi của cá nhân dẫn đến hệ quả sau đây:

+Về phía người gửi tiền: quy định này đã giới hạn lại phạm vi lựa chọn tổ chức gửi tiền của các khách hàng là cá nhân. Nếu trước đây, với khoản tiền muốn gửi trên 1 năm, họ có thể lựa chọn gửi ở bất kỳ TCTD nào thì hiện nay họ chỉ được gửi ở các ngân hàng.

+Về phía các Ngân hàng, nếu trước đây họ phải mời chào khách hàng là cá nhân để cạnh tranh với các TCTD phi ngân hàng thì nay họ chỉ cần cạnh tranh với các ngân hàng khác. Bản thân sự cạnh tranh này, ở một mặt nào đó chính là động lực thúc đẩy các TCTD tự nâng cao chất lượng dịch vụ và có các chính sách hợp lý đối với người gửi tiền. Với quy định mới là các CTTC không được nhận tiền gửi của cá nhân sẽ vô tình kìm hãm động lực cạnh tranh này ở một mức độ nào đó.

+ Về phía các CTTC: từ trước đến nay, một yếu điểm của CTTC so với các Ngân hàng là khả năng tiếp cận các nguồn vốn còn hạn chế, các CTTC chỉ hoạt động theo ngành, theo khu vực chứ không có phạm vi hoạt động rộng lớn như các Ngân hàng khác. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để mở rộng phạm vi hoạt động của các CTTC, để các CTTC có thể tiếp cận nhiều hơn các nguồn vốn trong xã hội, để dùng nguồn vốn đó phục vụ cho hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty như đúng chức năng mà khi thành lập các CTTC các

Tập đoàn và Tổng công ty mong muốn? Câu hỏi này chưa có được câu trả lời thỏa đáng thì nay Luật các TCTD lại cấm các CTTC nhận tiền gửi của cá nhân. Với quy định này, phải chăng các CTTC sẽ phải nhường thị trường lại cho các Ngân hàng? Liệu đây có phải là giải pháp tốt nhất và vẹn toàn nhất cho tất các các TCTD?

Do vậy, thay vì việc cấm các CTTC nhận tiền gửi của cá nhân, pháp luật nên quy định các điều kiện để các CTTC nhận tiền gửi của cá nhân. Trên thực tế có những CTTC lớn mạnh hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn trong việc nhận tiền gửi của cá nhân. Việc không cho phép CTTC nhận tiền gửi của cá nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận nhiều hơn các nguồn vốn trong xã hội, giảm khả năng cạnh tranh với các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính vinashin (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)