Cổ phần hóa VFC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính vinashin (Trang 80 - 85)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Bố cục của luận văn

3.3 Các kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại VFC

3.3.5 Cổ phần hóa VFC

nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng của VFC. Việc cổ phần hóa VFC mang lại những lợi ích như sau:

- Về sự kiểm soát: Bởi vì, công ty cổ phần là một hình thức đa sở hữu, khi cổ đông tham gia mua cổ phần của VFC thì họ đã gắn lợi ích của mình với lợi ích của VFC, tạo ra sự giám sát tập thể đối với hoạt động của VFC nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Về vốn: VFC sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, qua đó, hoạt động tín dụng của VFC cũng sẽ trở nên sôi động hơn.

- Tính minh bạch: Cổ phần hóa mang lại cho VFC cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả. Việc kiểm tra, giám sát của cổ đông khi VFC đã được cổ phần hóa sẽ góp phần nâng cao tính công khai minh bạch về tổ chức hoạt động và tài chính của VFC.

Thực tiễn cổ phần hóa các tổ chức tín dụng như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)…cho thấy việc cổ phần hóa đã giúp cho hoạt động của các TCTD này tốt hơn. Sau cổ phần hóa, các TCTD này đã thực hiện rất tốt vai trò dẫn dắt thị trường, trở thành một trong những lực lượng vật chất hiệu quả của Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô thông qua thị trường tài chính – tiền tệ. Do vậy, trong thời gian tới, nên nghiên cứu phương án cổ phần hóa VFC.

KẾT LUẬN

CTTC ra đời trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường, góp phần lưu thông, điều tiết luồng vốn trong nền kinh tế. Xác định được vai trò của loại hình TCTD này, Nhà nước ta đã ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của CTTC. Với xu thế phát triển mạnh mẽ, pháp luật về CTTC đã có những bước hoàn thiện, thay đổi tích cực song vẫn không tránh khỏi những tồn tại đòi hỏi cần sửa đổi kịp thời.

Công nghiệp tàu thủy là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, việc xây dựng một định chế tài chính vững mạnh làm đầu mối tài chính Tập đoàn Vinashin là một điều kiện quan trọng quyết định sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn. Hoạt động của CTTC Vinashin thời gian qua đã bộc lộ rõ nhiều bất cập cần có giải pháp để kịp thời khắc phục.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, thực trạng pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC và nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại CTTC Vinashin, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC nói chung và hoạt động tín dụng của CTTC Vinashin nói riêng.

Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn nhằm góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật về CTTC và nâng cao hiệu quả hoạt động của CTTC Vinashin.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính Phủ (2002), Nghị định số 79/2002/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của CTTC.

2. TS Lê Vũ Nam(2008), “Một số vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động của

công ty tài chính”, tạp chí Chứng khoán (số 12/2008).

3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật các tổ chức tín dụng 1997.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013),Thông tư số 01/2013/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001),Quyết định 1310/2001/QĐ-NHNN về Quy chế vay vốn giữa các TCTD.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2012), Thông tư 15/2012/TT-NHNN quy định về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2002), Quyết định số 742/2002/QĐ- NHNN về ủy thác cho vay.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2012), Thông tư 04/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2001), Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2009), Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay

trung hạn và dài hạn đối với TCTD.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2002), Quyết định số 286/2002/QĐ- NHNN ngày 3/4/2002 về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ của các TCTD. 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2011), Thông tư số 42/2011/TT-NHNN về việc quy định việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2012), Thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2013), Thông tư số 04/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

16. Quốc Hội (1997), Luật các TCTD năm 1997. 17. Quốc Hội (2010), Luật các TCTD năm 2010.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2010.

19. Nguyễn Văn Tuyến, “Các giải pháp hoàn thiện pháp luật ngân hàng ở Việt

Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí luật học, số 12/2007.

20. Nguyễn Văn Tuyến, Tìm hiểu luật ngân hàng (lí thuyết và thực hành),

Nxb. CAND, Hà Nội, 2000.

21. Vụ pháp chế Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Đề cương giới thiệu Luật các tổ chức tín dụng.

22. Lê Khắc (2012), Tái cơ cấu: Sao chưa động đến công ty tài chính,

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/74958/tai-co- cau--sao-chua-dong-den-cong-ty-tai-chinh-.html

23. Luật sư Trần Minh Hải(2013), Công ty tài chính: Mong cho an toàn, toan thành tiêu diệt.

http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJABIB/cong-ty- tai-chinh:-mong-cho-an-toan-toan-thanh-tieu-

diet.html

24. Các trang web:

http://www.sbv.gov.vn

www.vnbaorg.info

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính vinashin (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)