Về cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các CTTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính vinashin (Trang 77)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Bố cục của luận văn

3.2.4 Về cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các CTTC

Pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn về cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các TCTD nói chung và các CTTC nói riêng, trong đó cần chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra đối với các CTTC có vốn nhà nước để đảm bảo sự bảo toàn và phát triển vốn nhà nước trong các CTTC này. Nhà nước cũng nên tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhằm duy trì lòng tin của công chúng với hệ thống các CTTC.

Đồng thời pháp luật cũng phải quy định rõ cơ chế hoạt động và mối quan hệ giữa các Tập đoàn, Tổng công ty với các CTTC trong các Tập đoàn, Tổng công ty. Một thực tế hiện nay là khả năng chi phối của các Tập đoàn, Tổng công ty đối với các CTTC rất lớn, làm ảnh hưởng đến tính độc lập trong cấp tín dụng của các CTTC. Mặc dù về nguyên tắc của Luật các TCTD là

« Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Tuy nhiên vì

nguyên tắc này là rất khó, cần có những quy định cụ thể và chi tiết hơn. 3.3 Các kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại VFC

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn

Như đã đánh giá ở trên, VFC đã hoạt động trong một thời gian dài với hệ thống các quy định nội bộ rất sơ sài. Do không có cơ chế thực hiện cụ thể và chi tiết nên dẫn đến hoạt động tín dụng của VFC trong thời gian qua phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Để có thể nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về hoạt động tín dụng, trước mắt VFC cần VFC cần sớm kiện toàn hệ thống các văn bản nội bộ, cụ thể như sau:

- Ban hành quy trình nhận tiền gửi, nhận ủy thác từ các khách hàng. Đây là hoạt động quan trọng tạo nên nguồn vốn của VFC nhưng chưa có quy trình thực hiện do VFC ban hành.

- Ban hành hướng dẫn về thẩm định đối với cả khách hàng cá nhân (hiện nay VFC chỉ mới có hướng dẫn thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp). Trong đó, VFC cần có hướng dẫn chi tiết và cụ thể đối với việc thẩm định các dự án, phương án trong ngành đóng tàu. Vì các phương án, dự án này thường rất phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, nếu không có sự hướng dẫn cụ thể thì khó có thể đảm bảo chất lượng tín dụng.

- Hướng dẫn cụ thể hơn về công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, đồng thời nên xem việc đăng ký giao dịch bảo đảm như là một bước bắt buộc đối với tất cả các giao dịch bảo đảm(kể cả trường hợp pháp luật không quy định bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm). Cần hướng dẫn riêng đối với các tài sản đặc thù, có giá trị lớn như quyền sử dụng đất, tàu biển...

- Đối với công tác kiểm tra sau cho vay, các quy định hiện nay của VFC cũng còn chung chung. VFC cần có một quy định riêng về công tác

kiểm tra sau cấp tín dụng, hướng dẫn chi tiết việc kiểm tra: nội dung kiểm tra là gì? Nếu kiểm tra và phát hiện dấu hiệu bất thường thì phải xử lý như thế nào? Đối với các tài sản bảo đảm đặc thù cũng nên có quy định riêng.

- VFC cần sớm hoàn thiện hệ thống các hợp đồng mẫu để phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng. Các hợp đồng mẫu này phải được xây dựng theo hướng đảm bảo được quyền lợi của VFC và quyền lợi của khách hàng. Căn cứ vào thực tiễn hoạt động tín dụng để quy định chi tiết những vấn đề dễ gây hiểu lầm, tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Song song với việc hoàn thiện các văn bản nội bộ, VFC cũng cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện các văn bản nội bộ này, thường xuyên tổ chức tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm từ những khó khăn trên thực tế.

3.3.2 Hoàn thiện cơ chế huy động vốn trong tập đoàn

Tập đoàn chưa có chính sách quản lý, điều hành vốn nhàn rỗi mà để các thành viên "mặc ai nấy làm" làm mất đi vai trò thu hút và điều hòa vốn của VFC. Trong Tập đoàn, có những đơn vị thừa vốn để gửi thu lợi nhuận, trong khi một số khác lại phải đi vay vốn các Ngân hàng thương mại với lãi suất cao dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi tại Tập đoàn thấp. Để tạo sự hấp dẫn phải tạo ra được sự phát triển của hình thức này phải có cơ chế phù hợp trong quá trình thu nhận vốn và cho vay vốn nhàn rỗi trong quy mô Tập đoàn. Trong đó cần hết sức lưu ý là không được gượng ép mà phải cho các thành viên đó thấy rõ lợi ích của mình và của toàn Tập đoàn trong hoạt động này.

Đồng thời, VFC nên kiến nghị Tập đoàn giao cho các VFC làm đại diện trong việc tìm kiếm các nguồn vốn vay, kí kết các hợp đồng tín dụng và giải ngân các nguồn tín dụng đó. Ngoài ra tăng cường huy động vốn dưới hình thức cho vay hợp vốn và tiếp nhận vốn đầu tư uỷ thác để cho vay các dự án đầu tư phát triển. Cách làm này có lợi cho tất cả các bên.

3.3.3 Xây dựng chính sách huy động vốn từ các nguồn ngoài Tập đoàn

VFC cần xây dựng chính sách lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ để huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, các TCTD khác, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn theo hướng thỏa mãn tối đa nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Xu hướng đa dạng hóa hình thức huy động vốn hiện nay là làm mới các sản phẩm đang có như vận dụng phương thức trả lãi và gốc linh hoạt. Mở rộng nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm với nhiều thời hạn, nhiều loại lãi suất, nhiều phương thức gửi và thanh toán khác nhau, gửi một nơi lấy ở nhiều nơi; mở sổ tiết kiệm không cần chứng minh nhân dân. Mở rộng hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá. Huy động bằng hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên đối với các tổ chức, vay các TCTD trong và ngoài nước, tổ chức tài chính quốc tế bằng nội và ngoại tệ .

3.3.4 Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hình thức cấp tín dụng

Hiện nay VFC chủ yếu cấp tín dụng dưới hai hình thức là cho vay và bảo lãnh. VFC cần đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng như: bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá...

Cùng với việc đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, VFC cần nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục củng cố quan hệ với các đơn vị truyền thống, mở rộng quan hệ qua các hoạt động giới thiệu các dịch vụ tín dụng, quy trình thủ tục, đa dạng hóa các dịch vụ, kèm theo đó là: tư vấn, hỗ trợ giúp các đơn vị thành viên lập các dự án đồng thời tổ chức giải ngân đúng tiến độ. Đồng thời, VFC cần siết chặt hoạt động thẩm định dự án, phương án vay vốn, kiểm tra, giám sát sau cho vay, đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau khi cấp tín dụng.

3.3.5 Cổ phần hóa VFC

nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng của VFC. Việc cổ phần hóa VFC mang lại những lợi ích như sau:

- Về sự kiểm soát: Bởi vì, công ty cổ phần là một hình thức đa sở hữu, khi cổ đông tham gia mua cổ phần của VFC thì họ đã gắn lợi ích của mình với lợi ích của VFC, tạo ra sự giám sát tập thể đối với hoạt động của VFC nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Về vốn: VFC sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, qua đó, hoạt động tín dụng của VFC cũng sẽ trở nên sôi động hơn.

- Tính minh bạch: Cổ phần hóa mang lại cho VFC cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả. Việc kiểm tra, giám sát của cổ đông khi VFC đã được cổ phần hóa sẽ góp phần nâng cao tính công khai minh bạch về tổ chức hoạt động và tài chính của VFC.

Thực tiễn cổ phần hóa các tổ chức tín dụng như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)…cho thấy việc cổ phần hóa đã giúp cho hoạt động của các TCTD này tốt hơn. Sau cổ phần hóa, các TCTD này đã thực hiện rất tốt vai trò dẫn dắt thị trường, trở thành một trong những lực lượng vật chất hiệu quả của Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô thông qua thị trường tài chính – tiền tệ. Do vậy, trong thời gian tới, nên nghiên cứu phương án cổ phần hóa VFC.

KẾT LUẬN

CTTC ra đời trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường, góp phần lưu thông, điều tiết luồng vốn trong nền kinh tế. Xác định được vai trò của loại hình TCTD này, Nhà nước ta đã ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của CTTC. Với xu thế phát triển mạnh mẽ, pháp luật về CTTC đã có những bước hoàn thiện, thay đổi tích cực song vẫn không tránh khỏi những tồn tại đòi hỏi cần sửa đổi kịp thời.

Công nghiệp tàu thủy là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, việc xây dựng một định chế tài chính vững mạnh làm đầu mối tài chính Tập đoàn Vinashin là một điều kiện quan trọng quyết định sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn. Hoạt động của CTTC Vinashin thời gian qua đã bộc lộ rõ nhiều bất cập cần có giải pháp để kịp thời khắc phục.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, thực trạng pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC và nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại CTTC Vinashin, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC nói chung và hoạt động tín dụng của CTTC Vinashin nói riêng.

Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn nhằm góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật về CTTC và nâng cao hiệu quả hoạt động của CTTC Vinashin.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính Phủ (2002), Nghị định số 79/2002/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của CTTC.

2. TS Lê Vũ Nam(2008), “Một số vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động của

công ty tài chính”, tạp chí Chứng khoán (số 12/2008).

3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật các tổ chức tín dụng 1997.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013),Thông tư số 01/2013/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001),Quyết định 1310/2001/QĐ-NHNN về Quy chế vay vốn giữa các TCTD.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2012), Thông tư 15/2012/TT-NHNN quy định về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2002), Quyết định số 742/2002/QĐ- NHNN về ủy thác cho vay.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2012), Thông tư 04/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2001), Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2009), Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay

trung hạn và dài hạn đối với TCTD.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2002), Quyết định số 286/2002/QĐ- NHNN ngày 3/4/2002 về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ của các TCTD. 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2011), Thông tư số 42/2011/TT-NHNN về việc quy định việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2012), Thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2013), Thông tư số 04/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

16. Quốc Hội (1997), Luật các TCTD năm 1997. 17. Quốc Hội (2010), Luật các TCTD năm 2010.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2010.

19. Nguyễn Văn Tuyến, “Các giải pháp hoàn thiện pháp luật ngân hàng ở Việt

Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí luật học, số 12/2007.

20. Nguyễn Văn Tuyến, Tìm hiểu luật ngân hàng (lí thuyết và thực hành),

Nxb. CAND, Hà Nội, 2000.

21. Vụ pháp chế Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Đề cương giới thiệu Luật các tổ chức tín dụng.

22. Lê Khắc (2012), Tái cơ cấu: Sao chưa động đến công ty tài chính,

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/74958/tai-co- cau--sao-chua-dong-den-cong-ty-tai-chinh-.html

23. Luật sư Trần Minh Hải(2013), Công ty tài chính: Mong cho an toàn, toan thành tiêu diệt.

http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJABIB/cong-ty- tai-chinh:-mong-cho-an-toan-toan-thanh-tieu-

diet.html

24. Các trang web:

http://www.sbv.gov.vn

www.vnbaorg.info

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính vinashin (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)