CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm (Trang 31 - 36)

KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

Như chúng tơi đã phân tích ở các phần trước của luận văn, việc áp dụng BPKCTT có thể đem lại hiệu quả cao, nhưng cũng có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT khơng đúng. Do đó, có thể khẳng định rằng hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các yếu tố này chi phối hiệu quả hoạt động ADBPKCTT, làm cho các quyết định do Tòa án áp dụng được đúng đắn, chính xác hoặc cũng có thể dẫn đến sai lầm, thiếu sót. Các yếu tố này có thể kể đến là:

- Yếu tố về lựa chọn thời điểm yêu cầu áp dụng BPKCTT thích hợp và

bảo mật được thông tin về yêu cầu áp dụng BPKCTT đối với đương sự bị áp dụng

Tùy theo tính chất của tình huống và BPKCTT cần u cầu Tịa án áp dụng mà đương sự phải cân nhắc để lựa chọn một thời điểm thích hợp nhất, có thể ngay khi khởi kiện hoặc trong quá trình giải quyết sơ thẩm vụ án. Nếu yêu cầu áp dụng các biện pháp mà đương sự bị áp dụng biết được thông tin có thể sẽ đề phịng làm vơ hiệu hóa yêu cầu hoặc biện pháp mà Tịa án quyết định thì khi u cầu áp dụng cần phải có sự bảo mật thơng tin về yêu cầu áp dụng BPKCTT.

- Yếu tố về hồ sơ, tài liệu ban đầu do đương sự cung cấp có kịp thời và

đầy đủ hay khơng

Tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận các yêu cầu của đương sự về việc áp dụng BPKCTT. Trong vụ án dân sự, tài liệu chứng cứ chủ yếu do đương sự cung cấp. Do đó, nếu tài liệu chứng cứ đương sự cung

cấp càng đầy đủ, có giá trị chứng minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tịa án trong q trình dụng BPKCTT và ngược lại.

Hiệu quả hoạt động áp dụng BPKCTT của Tòa án phụ thuộc vào việc cung cấp kịp thời và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu cần thiết trong hồ sơ yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Nếu ngay từ đầu đương sự không cung cấp đủ các chứng cứ, tài liệu cần thiết có thể dẫn tới yêu cầu áp dụng BPKCTT của họ bị Tòa án từ chối hoặc Tòa án cần phải cân nhắc kỹ, yêu cầu bổ sung thêm tài liệu làm cho việc áp dụng biện pháp khơng kịp thời, làm mất đi tính hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, khơng thể ngăn chặn được hành vi tẩu tán, chuyển dịch hay thay đổi hiện trạng tài sản.

Tâm lý phó mặc vào Tịa án, khơng chủ động trong việc chuẩn bị chứng cứ, tài liệu tự bảo vệ cho mình có thể ảnh hưởng khơng nhỏ tới hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT. Ngồi ra, với thói quen, lối sống chủ yếu dựa vào niềm tin khi tiến hành giao dịch có thể dẫn tới khi có tranh chấp, đương sự có yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp nhưng không thể cung cấp được tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu áp dụng BPKCTT của mình là có căn cứ và hợp pháp nên yêu cầu áp dụng BPKCTT khơng được Tịa án chấp nhận.

- Yếu tố về kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán

Trong vụ án dân sự, yêu cầu áp dụng BPKCTT của đương sự được chấp nhận hay khơng phụ thuộc Thẩm phán Tịa án quyết định. Việc áp dụng BPKCTT đúng sai, đạt hiệu quả hay gây thiệt hại phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Người Thẩm phán có kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc sẽ đặt quyền, lợi ích của đương sự lên trên hết, từ đó các bước nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ đều hết sức thận trọng. Với khả năng chuyên môn, kinh nghiệm cơng tác của mình, người Thẩm phán dễ dàng nhận ra yêu cầu áp dụng BPKCTT nào là có cơ sở pháp luật, có căn cứ và yêu cầu nào chưa hợp lý, chính xác, từ đó ra quyết định áp

dụng BPKCTT để bảo vệ quyền lợi của các đương sự. Tuy nhiên, nếu Thẩm phán năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm trong cơng việc có thể dẫn đến đánh giá tài liệu, chứng cứ khơng khách quan, chính xác, hoặc vì lý do vụ lợi làm sai lệch hồ sơ vụ án, có thể ra quyết định áp dụng BPKCTT không đúng, gây thiệt hại cho đương sự. Vì vậy, có thể khẳng định rằng kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán là nhân tố quan trọng chi phối hiệu quả hoạt động ADBPKCTT.

- Yếu tố về cơ chế phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động áp dụng BPKCTT của Tòa án

Việc áp dụng BPKCTT đạt được hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác. Bởi lẽ, ngay sau khi quyết định áp dụng BPKCTT được ban hành, quyết định áp dụng BPKCTT phải được các cá nhân, cơ quan, tổ chức thi hành ngay nhưng việc thi hành như thế nào, kết quả ra sao Tòa án không thể quyết định được.

Chẳng hạn, trường hợp đương sự bị áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ, cấm chuyển dịch thì người phải thực hiện quyết định này chính là tổ chức ngân hàng, người giữ tài sản hoặc cơ quan có trách nhiệm quản lý hồ sơ, sang tên, chước bạ tài sản. Nếu các cơ quan này khơng phối hợp với Tịa án, khơng có thiện chí và tinh thần trách nhiệm cao khi thực hiện thì biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng sẽ khơng có hiệu quả trên thực tế. Do vậy, việc quy định rõ về sự phối hợp và chế tài xử lý là hết sức cần thiết.

- Ngoài các yếu tố nêu trên thì yếu tố về tính hợp lý của pháp luật trong

các quy định về BPKCTT cũng là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả hoạt động ADBPKCTT

Các quy định pháp luật về BPKCTT càng hợp lý, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động ADBPKCTT của Tòa án đạt hiệu quả. Ngược lại, các quy định pháp luật về BPKCTT chưa đầy đủ, không hợp lý, không phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sẽ làm giảm hiệu hoạt động ADBPKCTT. Nếu các quy định của pháp

luật về việc áp dụng các BPKCTT khơng phù hợp, cịn có hạn chế, bất cập về điều kiện áp dụng từng BPKCTT cụ thể, thời điểm yêu cầu ADBPKCTT, thời hạn ra quyết định ADBPKCTT, về việc thực hiện biện pháp bảo đảm, về trách nhiệm trong việc áp dụng BPKCTT thì khi áp dụng trên thực tế sẽ nảy sinh những vướng mắc, bất cập làm giảm hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bảo vệ các quyền con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng pháp luật. Trong số các quyền đó, các quyền về dân sự luôn được pháp luật quan tâm đặc biệt. Trong văn bản pháp luật của các quốc gia đều có quy những quy định cơng nhận cho mỗi cá nhân được quyền tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, trường hợp các quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại nghiêm trọng mà đương sự khơng tự bảo vệ được, thì có quyền u cầu Tịa án giải quyết.

Pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới đều có quy định về cơ sở pháp lý cho việc ADBPKCTT thông qua việc xác định điều kiện, thẩm quyền, thủ tục và cơ chế bảo đảm khi ADBPKCTT nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tài sản, bảo đảm khả năng thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án. Dù có sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc quy định về các BPKCTT nhưng pháp luật cần phải dự liệu nhiều biện pháp với những điều kiện áp dụng khác nhau để đáp ứng kịp thời những tình huống phức tạp phát sinh trong quá trình sơ thẩm vụ án dân sự; các vấn đề về thẩm quyền, thủ tục và quyền phản kháng biện pháp được Tòa án quyết định cũng được cần được pháp luật ghi nhận. Mỗi BPKCTT được áp dụng trong một vụ án cụ thế, phù hợp với một tình huống cụ thế nhằm mục đích giải quyết tốt nhất vụ việc đang tranh chấp. Việc áp dụng BPKCTT trong quá trình giải quyết vụ án dân sự phải hướng đến mục tiêu giải quyết tốt nhất vụ án, bảo vệ kịp thời quyền lợi cho đương sự.

Tuy nhiên, để việc áp dụng BPKCTT đạt được hiệu quả như mong muốn, nhà lập pháp và chủ thể áp dụng BPKCTT phải nắm vững các vấn đề lý luận cơ bản về các BPKCTT như các vấn đề bản chất và phân loại các BPKCTT; đặc điểm của việc áp dụng BPKCTT, các yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động ADBPKCTT. Việc nắm rõ các vấn đề lý luận cơ bản nêu trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là tiền đề cho việc xây dựng và áp dụng các quy định của pháp luật về các BPKCTT, từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng các BPKCTT trong TTDS.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)