CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm (Trang 58 - 66)

SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜ

HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

2.2.1. Cơ sở pháp lý về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Áp dụng BPKCTT trong việc giải quyết các vụ án dân sự góp phần quan trọng để việc giải quyết các vụ án dân sự được nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi của các bên. Vì thế, nó khơng thể áp dụng một cách tùy

tiện mà phải tuân theo những trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên, theo pháp luật TTDS hiện hành thì chỉ mới chỉ quy định về thủ tục áp dụng BPKCT dựa trên đơn yêu cầu của đương sự tại Điều 117 BLTTDS mà chưa có quy định về thủ tục áp dụng BPKCTT trong trường hợp Tịa án tự mình áp dụng. Thơng thường việc áp dụng BPKCTT phải tuân theo các bước sau:

2.2.1.1. Về yêu cầu áp dụng BPKCTT - Về đơn yêu cầu:

Những người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT đồng thời là những người có quyền làm đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT. Khoản 1 Điều 99 BLTTDS quy định người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT là đương sự, đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền u cầu Tồ án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại khơng thể khắc phục được hoặc đảm bảo việc thi hành án.

Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT là cơ sở pháp lý để Tồ án dựa vào đó xem xét, quyết định việc có nên áp dụng hay khơng một hoặc nhiều BPKCTT trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Vì vậy, nội dung đơn phải rõ ràng, cụ thể và phải có đầy đủ các nội dung như: ngày, tháng năm viết đơn; tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng BPKCTT và người bị yêu cầu áp dụng BPKCTT, tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình; lý do cần phải áp dụng BPKCTT; BPKCTT cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu áp dụng BPKCTT, người u cầu cịn phải cung cấp cho Tồ án các chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó.

Với việc quy định người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải làm đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT đã thể hiện được nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT là căn cứ chứng minh ý chí của đương sự trong việc họ tự lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của mình. Do vậy trường hợp có vụ án mà trong quá trình giải quyết nếu không áp dụng BPKCTT ngay sẽ dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại cho đương sự nhưng nếu họ khơng có u cầu áp dụng BPKCTT thì Tồ án cũng khơng có quyền tự mình áp dụng BPKCTT.

- Thời điểm nộp đơn yêu cầu:

Theo quy định tại Điều 99 và Điều 117 BLTTDS, người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT có quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT trong quá trình giải quyết vụ án (tức là sau khi vụ án đã được Toà án thụ lý và đang trong quá trình xem xét, giải quyết) hoặc họ cũng có thể nộp đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT cùng với thời điểm nộp đơn khởi kiện và muộn nhất là tại phiên toà sơ thẩm.

Như vậy, pháp luật quy định việc nộp đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của đương sự không được tách rời việc khởi kiện, hay nói cách khác là gắn liền với việc khởi kiện vụ án dân sự. Thực tiễn áp dụng quy định này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập không bảo đảm được quyền lợi của đương sự, cũng không đảm bảo được nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời trong quá trình áp dụng BPKCTT.

Về vấn đề thời điểm yêu cầu ADBPKCTT hiện nay ở một số quốc gia trên thế giới đều có quan điểm cho rằng quyền yêu cầu Tòa án ADBPKCTT để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là một quyền chính đáng của đương sự, quyền đó phải được thực hiện bất cứ khi nào đương sự thấy cần thiết và Tịa án phải có trách nhiệm giải quyết cho họ mà không cần gắn với thủ tục khởi kiện, ngay cả khi đương sự khơng khởi kiện vụ án chính, nhưng nếu có u cầu Tịa án ADBPKCTT thì u cầu đó cũng cần được chấp nhận, chỉ có như vậy, quyền lợi ích hợp pháp của đương sự mới được bảo vệ kịp thời. Với quan điểm này, pháp luật một số nước như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc…đều có quy định cho phép đương sự được quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT ngay cả khi đương sự không khởi kiện, hoặc trước khi đương sự nộp đơn khởi kiện, việc mở rộng thời điểm yêu cầu ADBPKCTT nêu trên đã thể hiện được tư tưởng lập pháp tiến bộ. Thiết nghĩ, pháp luật TTDS Việt

Nam trong thời gian tới cũng nên tiếp thu các giá trị tiến bộ trong tư tưởng lập pháp của các nước nêu trên.

2.2.1.2. Về xét đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT

- Thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn:

Trong mọi trường hợp, khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của đương sự, đơn đó được văn thư chuyển đến Chánh án Tịa án, Chánh án vào sổ theo dõi hồ sơ, sau đó trực tiếp phân cơng Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu. Dù cho đương sự nộp đơn yêu cầu ADBPKCTT vào bất kỳ thời điểm nào (có thể trong q trình giải quyết vụ án, tức là khi vụ án đã được thụ lý và đang trong quá trình giải quyết, hay đương sự nộp đơn yêu cầu ADBPKCTT đồng thời với đơn khởi kiện) thì đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của đương sự vẫn được chuyển đến Thẩm phán đang được phân công giải quyết vụ việc để xem xét, giải quyết. Trường hợp đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tịa sơ thẩm thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thẩm quyền quyết định.

Pháp luật TTDS Việt Nam quy định việc yêu cầu ADBPKCTT không tách rời với việc khởi kiện, gắn liền với việc khởi kiện, do đó, đơn yêu cầu ADBPKCTT của đương sự sẽ được giao cho Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xem xét, giải quyết là phù hợp. Bởi lẽ, trường hợp vụ án được thụ lý thì Thẩm phán đã thụ lý vụ án giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp là hợp lý, bởi trước đó họ đã nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, họ đã nắm bắt được nội dung, diễn biến của vụ việc tranh chấp nên khi xem xét, giải quyết đơn yêu cầu ADBPKCTT trong cùng vụ án đó sẽ được thuận lợi, nhanh chóng. Trường hợp đương sự nộp đơn yêu cầu ADBPKCTT cùng thời điểm với nộp đơn khởi kiện, Chánh án Tịa án sẽ phân cơng Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu ADBPKCTT đồng thời luôn với việc giải quyết vụ án để tạo điều kiện cho Thẩm phán được nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ ngay từ đầu theo một trật tự lô gic. Như vậy, thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn yêu cầu ADBPKCTT theo PLTTDS Việt Nam là Thẩm phán, quy định này

cũng phù hợp với đa số quốc gia trên thế giới, bởi lẽ Thẩm phán là người được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, thường xuyên làm công tác giải quyết án, có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm…bảo đảm cho việc ADBPKCTT đạt hiệu quả, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.

- Ra quyết định ADBPKCTT:

Sau khi nghiên cứu, xem xét đơn yêu cầu ADBPKCTT, tùy từng trường hợp, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc có thể ra quyết định áp dụng BPKCTT hoặc không, thời hạn ra quyết định ADBPKCTT phụ thuộc vào thời điểm nhận được đơn yêu cầu, cụ thể như sau:

Trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT nộp đơn yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ án, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm (trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm), Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT; trường hợp khơng chấp nhận u cầu thì Thẩm phán phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trường hợp người nộp đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT nộp đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 99 BLTTDS (nộp đơn yêu cầu ADBPKCTT đồng thời với đơn khởi kiện) thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ khác kèm theo, trong thời hạn 48h kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng BPKCTT, trường hợp khơng chấp nhận u cầu thì Thẩm phán phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện mở rộng quyền yêu cầu ADBPKCTT cho đương sự, BLTTDS quy định người yêu cầu áp dụng BPKCTT có quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT ngay tại phiên toà.

Đây là một quy định hết sức thuận lợi cho đương sự. Tuy nhiên, các quy định tiếp theo về việc giải quyết đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT khi đương sự nộp đơn tại phiên tồ thì BLTTDS cịn chưa quy định một cách cụ

thể, đầy đủ. Do đó, khi áp dụng vào thực tiễn cịn bộ lộ một số điểm bất cập, chưa thực sự phù hợp. Bởi lẽ, trường hợp người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTTT không phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì Tịa án có thể ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT. Ngược lại, nếu người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì việc giải quyết đơn yêu cầu sẽ không đơn giản. Về vấn đề này, tại điểm a phần 9 Nghị quyết 02 ngày

27/04/2005 của HĐTP TANDTC có hướng dẫn như sau: “Nếu biện pháp bảo

đảm được quyết định tại phiên tồ thì việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm HĐXX ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm nhưng phải xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong Biện pháp bảo đảm trước khi HĐXX vào phòng nghị án”.

Hướng dẫn nêu trên là chưa hợp lý, không phù hợp với thực tiễn, bởi lẽ người yêu cầu áp dụng BPKCTT khó có thực hiện xong biện pháp bảo đảm và xuất trình được các chứng cứ về việc đã thực hiện xong các biện pháp bảo đảm trước khi HĐXX vào phòng nghị án, khi tài sản dùng để bảo đảm phải được gửi tại ngân hàng nơi Tồ án có trụ sở chứ khơng phải là gửi ngay tại Tồ án.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy, pháp luật TTDS Việt Nam hiện nay chỉ quy định một thủ tục chung về việc áp dụng BPKCTT là thủ tục áp dụng BPKCTT theo đơn yêu cầu, gắn liền với thủ tục giải quyết vụ kiện chính, trong đó có phân biệt thời hạn xem xét đơn và ra quyết định áp dụng BPKCTT tùy thuộc vào thời điểm nhận được đơn yêu cầu ADBPKCTT của đương sự mà không quy định một thủ tục riêng biệt về việc ADBPKCTT như một số quôc gia khác trên thế giới. Chẳng hạn như nước Pháp, với quan điểm phải có một Tịa cấp thẩm, có thẩm quyền xét xử nhanh u cầu khẩn cấp của đương sự mà không động chạm đến nội dung của vụ kiện chính nên thủ tục xét xử cấp thẩm được quy định và áp dụng, thủ tục xử cấp thẩm là thủ tục xét xử do một Thẩm phán thực hiện nên Chánh án (cũng là Thẩm phán) xử cấp thẩm có quyền độc lập, quyết định áp dụng thủ tục xét xử khẩn cấp mà không phải thảo luận, thống nhất với bất kỳ một thành viên nào khác, trừ trường hợp

đặc biệt Thẩm phán xử cấp thẩm chuyển vụ việc cho hội đồng xét xử tập thể. [30, tr.8]. Quan niệm nêu trên trong pháp luật TTDS Pháp đã ảnh hưởng đến pháp luật Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, cho đến nay các quy định về thủ tục cấp thẩm khơng cịn nữa, mặc dù vậy nó vẫn thể hiện được những tư tưởng tiến bộ nhất định.

Theo pháp luật Mỹ, khơng cần phải có một Tịa riêng, độc lập để xem xét, quyết định áp dụng BPKCTT mà Tịa án thụ lý vụ kiện cũng chính là Tịa án có thẩm quyền xem xét, quyết định ADBPKCTT. Trong đó, thẩm quyền xem xét, áp dụng BPKCTT thuộc về Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán - chủ tọa phiên tịa có quyền triệu tập đương sự để xem xét kế hoạch tổ chức phiên tòa, trong giai đoạn này Thẩm phán - Chủ tọa cũng có thể chấp nhận hoặc từ chối ra quyết định ADBPKCTT [30, tr. 8]. Theo pháp luật TTDS Nga, thẩm quyền xem xét, quyết định ADBPKCTT thuộc về Tòa án hoặc Thẩm phán giải quyết vụ án [30, tr.7].

2.2.2. Cơ sở pháp lý về thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Các biện pháp KCTT khi được Tòa án ra quyết định áp dụng sẽ được đưa ra thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, các BPKCTT có thể bị thay đổi hoặc được áp dụng bổ sung khi xét thấy BPKCTT đang được áp dụng khơng cịn phù hợp mà cần thiết phải được thay đổi hoặc áp dụng bổ sung BPKCTT khác.

Thủ tục yêu cầu thay đổi hoặc áp dụng bổ sung BPKCTT khác được thực hiện theo quy định tại Điều 117 BLTTDS. Theo đó, đương sự muốn thay đổi, bổ sung BPKCTT phải làm đơn yêu cầu Tòa án. Trên cơ sở đơn yêu cầu của đương sự Thẩm phán được phân công giải quyết nghiên cứu và ra quyết định thay đổi, bổ sung BPKCTT phù hợp. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thay đổi, bổ sung BPKCTT, Thẩm phán phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết, yêu cầu thay đổi, bổ sung BPKCTT có quyền khiếu nại đến Chánh án Tịa án đang giải quyết vụ án.

Theo pháp luật hiện hành hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT được Tòa án quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người yêu cầu áp dụng BPKCTT đề nghị hủy bỏ

Mục đích của việc áp dụng BPKCTT là để cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, đảm bảo quyền lợi của đương sự. Dựa trên yêu cầu của đương sự, Tòa án áp dụng BPKCTT, do đó khi đương sự khơng có u cầu áp dụng BPKCTT nữa, thì u cầu đó được Tịa án chấp nhận.

- Người phải thi hành quyết định áp dụng BPKCTT nộp tài sản hoặc có

người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu

Đây cũng là một trong các điều kiện để Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT, bởi khi người có nghĩa vụ nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có u cầu, thì quyền lợi của người yêu cầu áp dụng BPKCTT đã được bảo đảm. Việc áp dụng BPKCTT lúc này không cịn cần thiết. Do vậy, khi đương sự có u cầu, Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ BPKCTT đang được áp dụng đối với người bị áp dụng BPKCTT.

- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của

pháp luật

Đây là trường hợp một người có nghĩa vụ, nhưng nghĩa vụ dân sự của họ không được chuyển giao cho người khác, thì khi nghĩa vụ dân sự của họ chấm dứt, nếu người đó đang bị áp dụng BPKCTT, thì BPKCTT đang được áp dụng đối với họ sẽ bị hủy bỏ. Ví dụ: A có nghĩa vụ cấp dưỡng cho B (là con trai A) mỗi tháng 1.000.000 đ vào ngày 10 hàng tháng, nhưng A không thực hiện nghĩa vụ của mình nên bị Tịa án áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài khoản. A chết, nghĩa vụ cấp dưỡng của A không được chuyển giao cho người khác, do đó việc áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài khoản đối với A sẽ bị hủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)