CẤP SƠ THẨM VÀ KIẾN NGHỊ
3.2. KIẾN NGHỊ VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA
THỜI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TỊA ÁN CẤP SƠ THẨM
3.2.1. Hồn thiện pháp luật tố tụng dân sự về áp dụng các BPKCTT
- Về biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp
Như đã phân tích tại Chương 2 của luận văn, Điều 108 BLTTDS quy định biện pháp kê biên tài sản chỉ được áp dụng đối với các tài sản đang tranh chấp, những tài sản khơng tranh chấp thì khơng được áp dụng biện pháp này. Mục đích của việc quy định các BPKCTT là để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, bảo toàn tài sản, đảm bảo thi hành án, tránh gây thiệt hại về tài sản không thể khắc phục đươc….Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong một vụ kiện dân sự các đương sự không chỉ tranh chấp nhau về một tài sản cụ thể mà thường tranh chấp nhau về việc thực hiện nghĩa vụ trong các quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ, tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ vay tài sản, quan hệ hợp đồng thương mại, quan hệ pháp luật lao động…Dù bất kỳ là loại tranh chấp nào thì đương sự cũng đều có quyền u cầu Tịa án áp dụng BPKCTT cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong khi đó, quy định tại Điều 114 BLTTDS về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cũng chỉ đề cập tới việc áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ có tài sản. Các quy định trên không thực sự rõ ràng gây khó khăn cho đương sự khi thực hiện quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT dẫn tới yêu cầu áp dụng BPKCTT khơng được Tịa án chấp nhận. Bất cập này đã bộc lộ trong thực tiễn và được phân tích thơng qua ví dụ về vụ kiện của Cơng ty TNHH SEMTEC và vụ kiện của Công ty TNHH Vimaflour ở trên.
Từ vụ án này và thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp dân sự khác cho thấy các quy định về BPKCTT là kê biên tài sản còn bộc lộ một số hạn chế,
bất cập. Do đó, để bảo tồn tài sản, bảo đảm thi hành án, bảo vệ quyền lợi cho các đương sự cần thiết phải mở rộng phạm vi tài sản bị áp dụng biện pháp kê biên là tất cả các tài sản của người có nghĩa vụ chứ khơng chỉ là tài sản đang tranh chấp. Do đó, Điều 108 BLTTDS cần được sửa đổi theo hướng sửa tên thành biện pháp Kê biên tài sản và mở rộng phạm vi áp dụng đối với cả các tài sản khơng có tranh chấp của bên có nghĩa vụ. Theo đó, điều kiện áp dụng
đối với biện pháp này cũng cần được sửa lại như sau:“Kê biên tài sản được
áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy cần ngăn chặn người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản”.
Nếu chúng ta khơng theo phương án này thì cần quy định cụ thể hơn về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ tại Điều 114 BLTTDS theo hướng chỉ rõ biện pháp này được áp dụng trong các vụ án mà quan hệ pháp luật có tranh chấp có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ
- Về biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp
Cũng như biện pháp kê biên, Điều 109 BLTTDS quy định biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản cũng chỉ được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp, những tài sản khơng có tranh chấp thì không được áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng biện pháp này cho thấy đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là trường hợp tài sản (bất động sản, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu) không phải là đối tượng đang tranh chấp nên người có nghĩa vụ đã ngang nhiên chuyển quyền tài sản cho người khác, dẫn đến khi vụ án được giải quyết xong, bị đơn đã tẩu tán hết tài sản, khơng cịn khả năng thi hành án. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT, bảo đảm khả năng thi hành án của người có nghĩa vụ, cần mở rộng phạm vi tài sản bị áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tất cả các tài sản có khả năng thi hành án của bên có nghĩa vụ. Vì vậy, biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp được quy định tại điều 109 BLTTDS hiện nay cần phải được sửa đổi cho phù hợp theo
rộng phạm vi áp dụng đối với cả những tài sản không phải là đối tượng của vụ tranh chấp. Theo đó điều kiện áp dụng cũng cần được sửa lại theo hướng như
sau “Cấm chuyển dịch quyền về tài sản được áp dụng nếu trong quá trình giải
quyết vụ án có căn cứ cho thấy cần ngăn chặn người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản cho người khác”.
- Về biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản
Điều 110 BLTTDS quy định biện pháp này chỉ được áp dụng khi có điều kiện: “Có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó”. Như vậy, cũng giống như hai biện pháp nêu trên, điều luật đòi hỏi phải có sự việc tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm…tức là hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản phải đã và đang xảy ra trên thực tế thì đương sự mới có căn cứ để u cầu Tịa án áp dụng biện pháp này, và như vậy, sự can thiệp của Tòa án vào giải quyết các mâu thuẫn giữa các đương sự đã là quá muộn, không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Mặt khác, quy định này cịn gây khó khăn cho đương sự trong q trình cung cấp chứng cứ về sự cần thiết phải phải áp dụng biện pháp này để bảo vệ quyền lợi của họ. Bởi lẽ, để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền, người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản sẽ sử dụng mọi thủ đoạn để thay đổi hiện trạng tài sản mà những người khác không thể biết được. Do đó, người yêu cầu áp dụng BPKCTT khó có thể có được chứng cứ để cung cấp cho Tịa án, Tịa án cũng khơng có căn cứ để áp dụng biện pháp này. Do đó, để nâng cao hiệu quả áp dụng BPKCTT Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, cần sửa tên biện pháp này thành “Cấm thay đổi hiện trạng tài sản”, theo đó điều kiện áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 110 BLTTDS
cũng cần được sửa lại như sau: “Cấm thay đổi hiện trạng tài sản được áp
dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy cần ngăn chặn người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó”.
- Bộ luật TTDS cần có quy định bổ sung về việc Tịa án khơng ra quyết
định áp dụng BPKCTT phải thông báo cho Viện kiểm sát biết
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc chậm ra quyết định áp dụng BPKCTT đều có tác động trực tiếp đến quyền lợi của các đương sự. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 123
BLTTDS chỉ quy định: “Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ BPKCTT ngay sau khi ra quyết định cho người yêu cầu, người bị áp dụng BPKCTT, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp”.
Như vậy, BLTTDS chưa có quy định trong trường hợp Tịa án khơng ra quyết định áp dụng BPKCTT thì phải thơng báo cho Viện kiểm sát biết, do đó nếu việc không ra quyết định áp dụng BPKCTT gây thiệt hại cho đương sự thì Viện kiểm sát cũng không biết để thực hiện quyền kiến nghị. Quy định này chưa bảo đảm được quyền lợi của các đương sự. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp của Cơ quan Viện kiểm sát, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng BPKCTT, BLTTDS cần có quy định bổ sung trong trường hợp Tịa án khơng ra quyết định áp dụng BPKCTT thì phải thơng báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết.
- Bộ luật TTDS cần có quy định bổ sung về quyền khiếu nại, kiến nghị
và giải quyết khiếu nại, kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT:
Theo quy định tại Điều 124 và Điều 125 BLTTDS thì các đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT…Tuy nhiên,
tại khoản 2 Điều 125 BLTTDS có quy định quyết định giải quyết khiếu nại
của Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm là quyết định cuối cùng. Quy định này
chưa thực sự bảo vệ được quyền lợi của các đương sự. Bởi lẽ, như đã phân tích tại Chương 2 của luận văn, Thẩm phán ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT và Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án là người cùng một cơ quan, có quan hệ cấp trên cấp
dưới, thủ trưởng, nhân viên nên thường bao che, bảo vệ cho nhau. Việc giải quyết khiếu nại của các đương sự đối với các Thẩm phán dưới quyền cịn ảnh hưởng đến thành tích thi đua của Thẩm phán nói riêng và thành tích của Tịa án nói chung nên thường khơng vô tư, khách quan. Thực tiễn cho thấy, các quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm đối với các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT của Thẩm phán dưới quyền đều là giữ nguyên các quyết định của Thẩm phán trước đó đã ban hành. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của các đương sự, khoản 2 Điều 125 BLTTDS cần phải sửa đổi, bổ sung theo hướng:
“Trường hợp các đương sự, Viện kiểm sát khơng nhất trí với nội dung giải
quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án thì các đương sự, Viện kiểm sát có quyền khiếu nại, kiến nghị lên Tòa án cấp trên trực tiếp. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 123 của Bộ luật này”.
- Bộ luật TTDS cần có quy định bổ sung về trách nhiệm Tịa án trong việc không ra quyết định hoặc chậm ra quyết định áp dụng BPKCTT gây thiệt hại cho đương sự
Tại khoản 2 Điều 101 BLTTDS quy định trách nhiệm của Tòa án trong trường hợp áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường trong 03 trường hợp: Tịa án tự mình áp dụng BPKCTT; Tòa án áp dụng BPKCTT khác với BPKCTT mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có u cầu; Tịa án áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Có thể khẳng định rằng, các trường hợp mà Điều luật đã dự liệu nêu trên hầu như không xảy ra trên thực tế.
Trong khi đó, một thực tế đang diễn ra rất phổ biến là trường hợp Tòa án không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng BPKCTT gây thiệt hại cho đương sự thì pháp luật chưa quy định trách nhiệm bồi thường của Tòa án trong trường hợp rất cụ thể này. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của đương sự,
khoản 2 Điều 101 BLTTDS cần quy định bổ sung thêm trường hợp Tịa án khơng ra quyết định hoặc chậm ra quyết định áp dụng BPKCTT gây thiệt hại cho người yêu cầu áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.
- Bộ luật TTDS cần sửa lại quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm
Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng BPKCTT và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu từ phía người yêu cầu, BLTTDS đã quy định về biện pháp bảo đảm. Theo khoản 1 Điều 120 BLTTDS thì người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các BPKCTT như kê biên, cấm chuyển dịch quyền về tài sản; cấm thay đổi hiện trạng tài sản; phong tỏa tài sản, tài khoản của người có nghĩa vụ, sẽ phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tịa án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Như vậy, quy định nêu trên của điều luật có thể được hiểu là: khoản tiền, kim khí q, đá q, giấy tờ có giá đó phải có giá trị ngang bằng với nghĩa vụ về tài sản của người có nghĩa vụ phải thực hiện và người có nghĩa vụ phải thực hiện tức là người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Với cách hiểu này trên thực tế đã có trường hợp Tịa án u cầu người yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện biện pháp bảo đảm bằng giá trị tài sản đang tranh chấp, do đó đã gây nhiều khó khăn, dẫn đến hạn chế quyền yêu cầu đối với người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT. Tuy nhiên, theo nghị quyết 02 ngày 27/4/2005 của HĐTP TANDTC thì lại có cách hướng dẫn khác với nội dung quy định của Điều 120 BLTTDS, cụ thể: tại điểm a tiểu mục 8.1 mục 8 của Nghị quyết
hướng dẫn: “nghĩa vụ tài sản là nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại thực tế có
thể xảy ra cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba do việc áp dụng BPKCTT khơng đúng”, cịn “người có nghĩa vụ phải thực hiện là người có u cầu áp dụng BPKCTT khơng đúng”. Mặc dù các nội dung hướng dẫn
của Nghị quyết 02 của HĐTP TANDTC là phù hợp với thực tiễn áp dụng và phù hợp với bản chất của biện pháp bảo nhưng cách giải thích này lại khơng phù hợp với tinh thần của Điều 120 BLTTDS. Mặt khác, cách hướng dẫn về
việc xác định mức tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh trên thực tế như thế nào cũng là rất khó đối với Tịa án cũng như người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT. Bởi lẽ, việc áp dụng BPKCTT bao giờ cũng được tiến hành trước, các thiệt hại có thể phát sinh do việc áp dụng BPKCTT không đúng xảy ra sau, cho nên trong mọi trường hợp việc tạm tính thiệt hại xảy ra trên thực tế đều chỉ là võ đốn, khơng có căn cứ chắc chắn, khơng chính xác nên không đem lại hiệu quả như mong đợi mà cịn gây nhiều khó khăn cho đương sự trong việc đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT, đồng thời Tịa án cũng bị lúng túng trong q trình áp dụng.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng BPKCTT, BLTTDS cần thiết phải sửa đổi các quy định về buộc thực hiện biện pháp theo hướng
như sau: “Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp
tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí q, đá q hoặc giấy tờ có giá do Tịa án ấn định để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng BPKCTT và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT từ phía người có quyền u cầu”.
Việc sửa đổi quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm nêu trên đồng nghĩa với việc tăng thẩm quyền cho Thẩm phán trong việc xác định giá trị tài sản bảo đảm mà người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT phải thực hiện, với quy định này sẽ làm tăng hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT, kịp thời bảo vệ được quyền lợi của các đương sự. Bởi lẽ, hơn ai hết, Thẩm phán