Pháp luật đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền làm việc của người khuyết tật tại việt nam luận văn ths luật (Trang 63 - 73)

2.2. Chính sách, pháp luật, cơ chế đảm bảo quyền làm việc của

2.2.2. Pháp luật đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật

2.2.2.1. Quy định về quyền làm việc của lao động khuyết tật

động khuyết tật có việc làm, có cơ hội tiến thân, tự lập trong cuộc sống, không phải dựa dẫm vào gia đình, người thân, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với lao động khuyết tật. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều chuyển biến như hiện nay, nền kinh tế thị trường hội nhập cùng biển lớn đòi hỏi đất nước tận dụng mọi nguồn nhân lực và chất xám trong đó những người khuyết tật có khả năng lao động và đóng góp cho sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội cũng là một nguồn lực không hề nhỏ. Mà nếu chúng ta bỏ qua sẽ là một sự lãng phí lớn. Ý thức được điều đó, trong luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 và công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đều khẳng định người khuyết tật có quyền được học tập và bố trí công việc phù hợp với khả năng của mình. Điều này đã được quy định thành nguyên tắc tại điều 27 của công ước quốc tế và thể chế hóa trong luật nội địa Việt Nam tại điều 32,33,34,35 luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010, quy định về việc dạy nghề, chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc và các ưu đãi dành cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật.

2.2.2.2. Nhóm các quy định về học nghề và việc làm cho lao động khuyết tật

Bộ luật lao động 2012 quy định:

Dạy nghề đối với người khuyết tật

1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.

2. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề [16, Điều 32].

Luật dạy nghề được sửa đổi năm 2007 lần đầu tiên đã bổ sung chương về dạy nghề cho người khuyết tật. Chương VII đã quy định rõ các vấn đề sau đây:

- Cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật ngoài việc đảm bảo các quy định chung ra thì còn cần đảm bảo thêm một số điều kiện đặc thù khác như cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phải phù hợp với người khuyết tật. Giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật. Các công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết tật học nghề phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của bộ xây dựng. Đối với các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi như được giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, ưu đãi về tín dụng, giảm thuế. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo khác, các nhà khoa học phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

- Chính sách đối với người khuyết tật học nghề, được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các điều 89, 90, 92 luật giáo dục. Được tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí. Được giảm hoặc miễn học phí. Người khuyết tật học nghề thuộc hộ nghèo được miễn học phí, được cấp học bổng và hỗ trợ ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật. Quyết định số 4101/QĐ-UBND ngày 4 tháng 8 năm 2014 về việc ban hành quy định và phê duyệt mức phí dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội đã quy định rõ 9 nghề được hỗ trợ gồm: may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, điêu khắc gỗ, sơn mài, khảm trai, mộc mỹ nghệ, mộc chân dung, mây tre đan, tin học văn phòng. Người khuyết tật là lao động nông thôn, người khuyết tật là lao động thành thị thuộc hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn và đi lại trong thời gian học nghề cụ thể là tiền ăn 15.000đ ngày thực học,tiền đi lại với nơi cu trú 15km trở lên là 200.000đ/người/khóa học.

Bảng 3.1 cho thấy thời gian học nghề của người khuyết tật được quy định từ 3 đến 6 tháng và mức hỗ trợ giao động từ 3 đến 4 triệu đồng. Người khuyết tật có những hạn chế riêng về mặt này hoặc mặt khác do vậy thời gian

thực hành cần được kéo dài hơn so với người không khuyết tật, thời gian học tập do đó cũng cần phải dài hơn. Với những nghề phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian thực hành như điêu khắc gỗ, tin học văn phòng... cần nhiều hơn 6 tháng để có thể thành thạo và hành nghề. Mức tiền hỗ trợ từ 3 đến 4 triệu đồng trong thời gian 6 tháng là ít, chưa đủ để người khuyết tật bù đắp các chi phí học tập. Hơn nữa việc giới hạn một số ngành ít ỏi để người khuyết tật học nghề vô hình chung hạn chế tiềm năng của người khuyết tật. Hơn nữa việc nghiên cứu để đưa ra danh mục các nghề như trên cũng cần được nghiên cứu lại về tính phù hợp của nó với thực tế nhu cầu thị trường và khả năng của người khuyết tật.

Bảng 2.7: Mức chi phí đào tạo nghề cho học viên là người khuyết tật

STT Tên nghề đào tạo

Thời gian đào tạo nghề cho 01 học viên

là người khuyết tật (Tháng)

Mức chi phí đào tạo nghề cho 01 học viên là người khuyết tật (đồng/người/khóa) Mỹ thuật 1 Điêu khắc gỗ 6 4.436.000 2 Sơn mài 6 3.946.000 3 Khảm trai 6 3.942.000

4 Mây tre đan 6 3.774.000

Kế toán, công nghệ thông tin

1 Tin học văn phòng 6 3.898.000

Dệt – May

1 May công nghiệp 5 3.290.000

Sản xuất chế biến gỗ

1 Mộc dân dụng 6 4.150.000

2 Mộc mỹ nghệ 6 4.150.000

Khách sạn - Nhà hàng

1 Kỹ thuật chế biến món ăn 5 3.425.000

(Nguồn: Quyết định số 4101/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 của Ủy

Theo báo cáo của các địa phương, giai đoạn 2006 – 2010, tổng số người khuyết tật trên cả nước được dạy nghề là gần 30.000 người, chỉ đạt hơn 37% so với mục tiêu đề ra theo Đề án trợ giúp người tàn tật của Chính phủ. Trong số đó chỉ có hơn một nửa được tạo việc làm. Theo ông Nguyễn Đình Liêu, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam, dù có chính sách hỗ trợ nhưng nhiều người khuyết tật vẫn không tự đảm bảo các chi phí cần thiết cho việc học nghề, tạo việc làm. Mỗi dạng tật chỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ có nhiều khó khăn và chi phí cao hơn so với dạy nghề thông thường. Như vậy có thể thấy mức hỗ trợ mà nhà nước quy định dành cho các đối tượng là người khuyết tật học nghề còn thấp, chưa đủ để bù đắp chi phí thực nên nhiều người khuyết tật ở nông thôn không được tiếp cận với việc học nghề.

Mặt khác việc triển khai thực thi các quy định trên còn yếu kém. Phần lớn sẽ được tổ chức theo từng đợt, triển khai từ cấp trung ương xuống tỉnh, thành phố, quận huyện và xuống tới cấp cơ sở là phường xã để tiến thành thẩm tra, xác minh, xét duyệt hồ sơ rất nhiêu khê phức tạp. Tức là để nhận được những khoản hỗ trợ như pháp luật quy định người khuyết tật phải chủ động hoàn thiện hồ sơ với nhiều giấy tờ xác định mức khuyết tật, giấy nhập học.... xin dấu xác nhận của nhiều nơi trong khi người khuyết tật vốn đã rất khó khăn trong việc đi lại và giao tiếp. Đôi khi người khuyết tật đã hoàn thành khóa học cả nửa năm mới nhận được tiền trợ cấp, lúc đó khoản tiền không còn phát huy được giá trị hỗ trợ kịp thời, đúng lúc, một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Bởi vậy nhà nước cần có các quy định sửa đổi:

- Tăng mức hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật. Kéo dài thời gian đào tạo nghề cho người khuyết tật lên đến 1 năm hoặc 2 năm để đảm bảo người khuyết tật có thời gian thực hành thành thạo công việc chứ không phải là học kiểu cưỡi ngựa xem hoa.

- Có cơ chế thông thoáng, giao cho bộ lao động và thương binh xã hội trực tiếp xác minh, quản lý và chi trả các khoản trợ cấp. Sao cho thu vào một mối, thật gọn nhẹ và dễ dàng tiếp cận đối với người khuyết tật.

2.2.2.3. Nhóm các quy định về cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật

Hướng dẫn Điều 126 Bộ luật lao động, Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 quy định cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật được xét cấp hỗ trợ một phần kinh phí từ quỹ việc làm; được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm; được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề và sản xuất kinh doanh cho người khuyết tật; được miễn các loại thuế. Điều này có ý nghĩa thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận người khuyết tật vào làm việc, tạo thêm được nhiều chỗ làm mới cho người khuyết tật.

Luật dạy nghề được sửa đổi năm 2007 lần đầu tiên đã bổ sung chương về dạy nghề cho người khuyết tật. Chương VII đã quy định rõ các điều kiện về cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật như sau:

Cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật ngoài việc đảm bảo các quy định chung ra thì còn cần đảm bảo thêm một số điều kiện đặc thù khác như cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phải phù hợp với người khuyết tật. Giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật. Các công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết tật học nghề phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của bộ xây dựng. Đối với các cơ sở dạy nghề dành cho người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi như được giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, ưu đãi về tín dụng, giám thuế. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo khác, các nhà khoa học phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

2.2.2.4. Quy định về tỉ lệ lao động khuyết tật mà doanh nghiệp phải nhận vào làm việc

Pháp lệnh người khuyết tật trước kia quy định rất cụ thể về tỉ lệ lao động khuyết tật mà doanh nghiệp phải nhận vào làm việc như sau: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ lệ lao động là người khuyết tật vào làm việc theo tỷ lệ 2% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải; theo tỷ lệ 3% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại.

Tuy nhiên luật người khuyết tật năm 2010 không còn quy định bắt buộc doanh nghiệp phải nhận người khuyết tật vào làm việc theo tỉ lệ như vậy nữa. Bởi lẽ quy định trên không có tính khả thi, đa phần doanh nghiệp không thực thi và thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của quy định trên. Và cũng không hề có cơ chế để bảo đảm thực thi, chế tài buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Cho nên luật mới đã lựa chọn bỏ quy định trên và thay vào đó là quy định khuyến khích doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc với những ưu đãi về thuế doanh nghiệp, tiền thuê mặt bằng... và các ưu đãi khác. Nhiều ý kiến cho rằng đây là bước thụt lùi của luật người khuyết tật so với pháp lệnh người khuyết tật trước kia. Nhưng người viết cho rằng một quy định bất khả thi, không thực hiện được thì tốt nhất là không nên đưa vào luật để tránh tình trạng pháp luật bị coi thường, pháp luật ở trên trời, không sát với thực tế.

Sự điều chỉnh như trên tuy không làm cho số lượng các doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc tăng lên nhưng cùng với các chính sách khuyến khích, và đặc biệt nhận thức của doanh nghiệp về năng lực của người khuyết tật trong những năm gần đây có cải thiện do báo đài và các kênh thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, nêu gương điển hình.

Cho nên đã hạn chế việc kỳ thị và coi người khuyết tật là vô dụng, không làm được việc gì, một số các doanh nghiệp đã sẵn sàng nhận người khuyết tật có đủ năng lực vào làm việc. Hơn nữa đã hình thành một số doanh nghiệp xã hội tự nguyện nhận người khuyết tật vào làm việc và đào tạo cho họ như Donkey Bakery và Chula.

2.2.2.5. Quy định về quỹ hỗ trợ người khuyết tật

Trong pháp lệnh 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 (đã hết hiệu lực) quy định tỉ lệ người khuyết tật mà doanh nghiệp phải nhận vào làm. Nếu doanh nghiệp không nhận đủ số người khuyết tật vào làm việc theo quy định thì sẽ phải nộp một khoản tiền tương ứng vào quỹ việc làm dành cho người khuyết tật. Đây được coi là một nguồn thu chính của quỹ. Tuy nhiên khi luật người khuyết tật năm 2010 ra đời đã bỏ quy định bắt buộc tỉ lệ lao động khuyết tật mà doanh nghiệp phải nhận nên quy định về đóng góp cho quỹ việc làm này cũng bị bỏ đi. Thay vào đó điều 10 luật người khuyết tật quy định về quỹ hỗ trợ người khuyết tật. Theo đó quỹ này là quỹ xã hội từ thiện, được huy động từ các nguồn sau:

- Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. - Các khoản thu hợp pháp khác.

Tuy nhiên đến nay văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thành lập, quản lý quỹ này vẫn chưa được cụ thể. Trên thực tế rất nhiều quỹ tương tự như vậy do các hội lập ra lên trên địa bàn từng địa phương khác nhau đang tồn tại trên khắp cả nước và chủ yếu hoạt động theo quy chế của hội là chính cần phải được phản lý một cách đồng bộ bằng những quy định pháp luật mang tính nguyên tắc đảm bảo việc thành lập, quản lý, thu chi đúng mục đích và minh bạch.

Hiện nay ngoài các quỹ hỗ trợ người khuyết tật của tỉnh, thành phố còn các quỹ do các hội bảo trợ người khuyết tật, hội trẻ em khuyết tật, hội người mù, hội cựu chiến binh tỉnh, thành phố...thành lập. Các hội trên thành lập và xin cấp phép theo quy định của pháp luật, sau đó họ có thể thành lập các quỹ của hội mình, hoạt động theo quy chế của hội để hỗ trợ người khuyết tật trong các lĩnh vực khác nhau. Hiện nay nhà nước chủ yếu chỉ có quy chế để quản lý quỹ quốc gia, và quỹ của các tỉnh, thành phố còn quỹ của các hội thì do các hội tự quản lý, theo tiêu chí và mục đích của hội. Nhà nước không can thiệp sâu, người viết cho rằng như vậy là hợp lý. Hiện nay các quỹ do các hội quản lý đôi khi còn hoạt động hiệu quả hơn quỹ quốc gia và tỉnh, thành phố, đáp ứng kịp thời nhu cầu của hội viên.

2.2.2.6. Nhóm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Theo bộ luật lao động năm 2012, người khuyết tật ngoài việc được hưởng các chính sách về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như người không khuyết tật thì còn là đối tượng hạn chế, không làm thêm giờ, làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền làm việc của người khuyết tật tại việt nam luận văn ths luật (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)