2.2. Chính sách, pháp luật, cơ chế đảm bảo quyền làm việc của
2.2.3. Thể chế đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật
2.2.3.1. Tổng quan về các Bộ, ngành phụ trách về vấn đề người khuyết tật tại Việt Nam
- Bộ lao động, thương binh, xã hội (BLĐTBXH)
Là cơ quan chính phụ trách về vấn đề người khuyết tật tại Việt Nam. Trách nhiệm này được quy định trong luật người khuyết tật năm 2012, theo đó xác định Bộ lao động thương binh xã hội là cơ quan phụ trách toàn bộ về vấn đề người khuyết tật đồng thời cũng giao một số trách nhiệm cụ thể cho các bộ ngành khác phụ trách.
Ngoài ra bộ y tế và bộ giáo dục đào tạo là 2 đơn vị có nhiều hoạt động và trách nhiệm liên quan tới người khuyết tật và việc bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật. Tuy nhiên các bộ ngành khác cũng phụ trách một số mặt cụ thể.
- Ủy ban điều phối quốc gia về người khuyết tật Việt Nam
Cơ quan này kết nối tất cả các bộ ngành và quan tâm đến người khuyết tật gồm: Bộ lao động thương binh xã hội; Bộ y tế; Bộ giáo dục đào tạo; Bộ xây dựng; Bộ nội vụ; Bộ thể thao; Bộ tư pháp; Tổng cục thống kê; Bộ văn hóa thông tin; Bộ giao thông vận tải; Bộ tài chính; Tổng cục thuế; văn phòng chính phủ; Ban chỉ đạo nhà nước về công nghệ thông tin.
Ngoài ra ủy ban điều phối quốc gia về người khuyết tật gồm các đại diện của các tổ chức: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồi côi; Hội người mù Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; Hội người khiếm thính Hà Nội; Nhóm vì tương lai tươi sáng của người khuyết tật; Đài truyền hình Việt Nam.
sự điều phối hoạt động của các cơ quan nhà nước liên quan đến người khuyết tật, đồng thời đảm bảo việc thực hiện hiệu quả luật người khuyết tật, trong đó có việc đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật.
- Ủy ban nhân dân các cấp
UBND tỉnh là cơ quan công quyền quan trọng và độc lập tại địa phương. UBND tỉnh là cơ quan đầu não tại mỗi tỉnh, thành phố. UBND cũng độc lập về quản lý ngân sách và phân bổ ngân sách trong địa bàn. Việc phân bổ ngân sách quốc gia rất phức tạp, các ban ngành như sở LĐTBXH, sở y tế nhận ngân sách phân bổ theo ngành dọc từ Bộ LĐTBXH và bộ y tế, tuy nhiên các sở này cũng có thể nhận thêm ngân sách từ UBND tỉnh, thành phố. Ví dụ, các quỹ quốc gia về đào tạo nghề cho người khuyết tật được phân bổ thông qua UBND chứ không phải qua bộ LĐTBXH. UBND tỉnh, thành phố có toàn quyền quyết định việc sử dụng tiền này như thế nào. Việc này có thể tạo nên sự không nhất quán. Ví dụ, bộ LĐTBXH trong khi khuyến khích đào tạo nghề hòa nhập, mấy năm trước đã xáo bỏ một số trung tâm đào tạo dành riêng cho người khuyết tật, tuy nhiên UBND tỉnh lại không hiểu biết rõ về chính sách này, hoặc là không hiểu rõ khái niệm hòa nhập, do đó một phần lớn nguồn kinh phí dành cho đào tạo nghề được cấp đã được phân bổ cho các tổ chức không đào tạo hòa nhập như các trung tâm bảo trợ xã hội.
Bộ lao động thương binh xã hội có một số cơ quan có trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật như sau:
- Cục việc làm
Theo quyết định số 517/QĐ-LĐTBXH của bộ lao động thương binh xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của cục việc làm. Tại điểm d điều 2 quy định rõ: Trách nhiệm của cục việc làm là đảm bảo chính sách việc làm đối với người khuyết tật...
Các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc: - Phòng Chính sách Việc làm;
- Phòng Thị trường lao động; - Phòng Bảo hiểm thất nghiệp;
- Phòng Quản lý lao động nước ngoài; - Phòng Tài chính Kế toán;
- Văn phòng;
- Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm (đơn vị sự nghiệp);
Ngoài ra còn có sự phối kết hợp với các cơ quan khác như tổng cục dạy nghề (trong việc dạy nghề cho người khuyết tật) cục bảo trợ xã hội trong việc liên kết, thông tin với các trung tâm bảo trợ xã hội, thực hiện các đề án về việc làm cho người khuyết tật.
2.2.3.2. Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam
Ngày 2/8/2011 Bộ nội vụ đã ra quyết định thành lập liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam và thông qua điều lệ của hội. Theo đó hội sẽ trực thuộc sự quản lý của bộ lao động và thương binh xã hội, có văn phòng riêng tại Hà Nội, có các nhiệm vụ sau:
1. Làm đầu mối tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và người khuyết tật về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Công ước quốc tế liên quan đến người khuyết tật; những hoạt động của quốc tế về người khuyết tật và quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật.
2. Tham gia bảo vệ và thúc đẩy quyền bình đẳng của người khuyết tật trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục hòa nhập, phục hồi chức năng, việc làm, hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí.
3. Bảo vệ quyền bình đẳng của người khuyết tật về quyền sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế, cải tiến khoa học kỹ thuật, công nghệ, ý tưởng,
sáng tạo, bản quyền, thương hiệu, sản phẩm của người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức trợ giúp cho người khuyết tật hoặc các tổ chức của người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
5. Vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ các nguồn lực về vật chất và tinh thần cho hoạt động của Liên hiệp và các thành viên.
6. Tổ chức các hoạt động về thông tin, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các tổ chức thành viên, hội viên của Liên hiệp và người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
7. Củng cố và mở rộng quan hệ giữa các thành viên với các tổ chức xã hội có liên quan, quan hệ quốc tế. Thúc đẩy và phát triển hội viên, thành viên trong phạm vi toàn quốc.
8. Tiếp nhận tài trợ trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
9. Thành lập các tổ chức trực thuộc Liên hiệp theo quy định của pháp luật. Các hội người khuyết tật Việt Nam hiện nay có cơ cấu tổ chức theo ngành dọc, bám theo phân cấp y như bộ máy hành pháp. Tức là sau liên hiệp hội người khuyết tật thuộc bộ lao động thương binh và xã hội, chúng ta có các hội người khuyết tật trực thuộc sở lao động thương binh xã hội của các tỉnh thành phố, và các hội người khuyết tật trực thuộc phòng lao động thương binh xã hội của các quận, huyện. Hội trưởng hội người khuyết tật cũng như toàn bộ nhân sự quản lý của hội nhận lương từ ngân sách của nhà nước, chịu sự lãnh đạo của bộ trưởng, cục trưởng và trưởng phòng lao động thương binh xã hội. Chính vì lý do đó liên hiệp hội người khuyết tật của Việt Nam vô hình chung giống như cánh tay lối dài của nhà nước để tuyên truyền các chính sách, pháp luật, thực hiện các chính sách hỗ trợ, quan tâm, thăm hỏi của các cấp lãnh đạo, bộ, ban ngành...tức là mang tính chất một chiều chứ ít khi đại diện cho người khuyết tật phản ánh những khó khăn, nhu cầu,
nguyện vọng cũng như bức xúc của các hội viên nói riêng và toàn bộ người khuyết tật Việt Nam nói chung.
Hoạt động của các hội bảo trợ, hội người khuyết tật hiện nay chủ yếu xoay quanh các vấn đề sau:
1. Tuyên truyền đường lối, pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến người tàn tật, trẻ mồ côi. Tổ chức các hoạt động và vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn có điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.
2. Tham gia với các sở, ban, ngành xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Hội. Tham gia chương trình, dự án, tư vấn, phản biện và giám định xã hội do cơ quan Nhà nước yêu cầu và theo quy định của Pháp luật.
3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện vì lợi ích của người khuyết tật và trẻ mồ côi trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy về vấn đề quyền làm việc của người khuyết tật các hội đóng vai trò tuyên truyền, vận động đường lối chính sách, tham gia góp ý xây dựng sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan, phối hợp với các tổ chức phi chính phủ thực hiện các dự án liên quan đến quyền làm việc của người khuyết tật. Ngoài ra hầu hết các hội người khuyết tật đều có liên kết với các trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật trong địa bàn để hỗ trợ các vấn đề cần thiết.
2.2.3.3. Hệ thống dạy nghề cho người khuyết tật
Việt Nam có một hệ thống các trung tâm dạy nghề khá đầy đủ, gồm 164 trường đào tạo nghề, 137 trường cao đẳng và trường trung cấp kỹ thuật tham gia vào hoạt động đào tạo nghề, 148 trung tâm dạy nghề và 150 trung
tâm dịch vụ dạy nghề và việc làm. Luật người khuyết tật quy định người khuyết tật được học miễn phí tại các trung tâm đào tạo nghề và được hưởng một số khoản trợ cấp xã hội. Các cơ sở đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật còn được hưởng những ưu đãi sau: Vay tiền với lãi suất thấp cho các dự án đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, thuê đất tại những khu vực phù hợp và nhận tài trợ chính phủ để xây dựng trường, lớp học và mua sắm trang thiết bị.
Trên thực tế rất khó đưa vào thực hiện những chính sách này do ngân sách để bù đắp miễn học phí, mua sắm trang thiết bị...rất hạn chế. Từ năm 2005, chính phủ đã dành riêng một khoản ngân sách cho dạy nghề cho người khuyết tật thông qua hội người mù Việt nam, hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em Mồ côi và UBND các tỉnh, thành phố. Khoản ngân sách này cho năm 2005 là 11.5 tỷ đồng, 2006 là 18 tỷ đồng và hai năm 2007 – 2008 là 20 tỷ đồng.
Ngày 29/11/2006 chính phủ đã ban hành bộ luật mới về đào tạo nghề, trong đó có một chương về đào tạo nghề cho người khuyết tật. Luật này cấp trợ cấp, trang thiết bị chuyên dụng và đào tạo nhân viên phù hợp cho người khuyết tật. Luật đào tạo nghề không quy định về vấn đề đào tạo nghề hòa nhập. Điều 70 của chương VII quy định việc thành lập các trung tâm đào tạo riêng cho người khuyết tật, đồng thời khuyến khích các trung tâm đào tạo nghề nói chung tuyển các học viên là người khuyết tật. Tuy nhiên ngân sách ưu đãi cụ thể vê tiền thuê đất, thiết bị và chương trình đào tạo chỉ được dành riêng cho một số trung tâm dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật. Tức là không phải các cơ sở giáo dục hòa nhập.
Số lượng NKT được học nghề ngày càng tăng lên, năm 2009 là 9.338 người và năm 2010 là 4.359 người. Sau đây là số liệu thống kê một sô chương trình dạy nghề.
Bảng 2.8: Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai – Đào tạo cho người khuyết tật
Số lượng học viên 110 – 150 người/ năm (Tổng số người khuyết tật tại Đồng Nai
là hơn 18.000 người).
Tỷ lệ nữa tham dự gần 40%
Ngành nghề May, nghề mộc, đan mây tre, quần áo, giày dép. Mát xa và các
kỹ năng máy tính cơ bản (phối hợp với hội người mù) Khuyết tật
Khuyết tật vận động (chủ yếu) Mù và khiếm thị
Điếc và khiếm thính
Chứng chỉ Sở lao động thương binh xã hội phê duyệt chứng chỉ quốc gia
do các cơ sở dịch vụ dạy nghề trình. Kết quả tìm việc
làm sau đào tạo
Không có số liệu thống kê, báo cáo cho thấy rất nhiều học viên sau khi hoàn thành khóa học đã bắt đầu kinh doanh tại nhà.
(Nguồn: ILO (2010), Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho
người khuyết tật tại Việt Nam).
Bảng 2.9: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại tỉnh Hải Dương.
Số lượng học viên Trong hơn 5 năm có hơn 2700 người khuyết tật được đào tạo.
Kể cả 1000 người được các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Đơn vị tổ chức khóa
đào tạo
Các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm thông thường tổ chức các lớp đào tạo riêng (khoảng 100 học viên / năm). Doanh nghiệp của người khuyết tật (trên 400 người / năm). Trung tâm bảo trợ xã hội 250 người (Trong năm năm). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ đào tạo qua công việc. (đây là mô hình đang được quan tâm nhân rộng).
Ngành nghề kỹ năng sử dụng máy tính, đan thêu, thủ công mỹ nghệ.
Khuyết tật Tất cả các dạng khuyết tật kể cả thiểu năng trí tuệ và gặp khó
khăn trong đào tạo.
Chứng chỉ Tất cả các khóa đào tạo được tổ chức tại các trung tâm và tại
các cơ sở có đăng ký/ các tổ chức đào tạo của người khuyết tật đều được cấp chứng chỉ quốc gia. Các khóa đào tạo được tổ chức tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không được cấp chứng chỉ.
Kết quả tìm việc làm sau đào tạo
Ước tính khoảng 70 – 80% (không tính những người thành lập cơ sở kinh doanh tại nhà sau đào tạo).
(Nguồn: ILO (2010), Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho
Dạy nghề cho người khuyết tật tại các tổ chức và trung tâm riêng biệt còn hạn chế. Các tổ chức đào tạo riêng cho người khuyết tật chủ yếu gồm:
- Trung tâm bảo trợ và dạy nghề cho người khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh: Đây là trung tâm được đăng ký dưới sự bảo trợ của UBND thành phố Hồ Chí minh, tổ chức đào tạo cho gần 440 người khuyết tật / năm, trong đó gần 35% là nữ. Trung tâm tổ chức dạy nghề trong nhiều lĩnh vực gồm: May, làm đầu, in lụa, sữa chữa đồ điện và điện tử, điện, thêu, vẽ biển quảng cáo, sửa chữa xe máy, thiết kế đồ họa, tin học văn phòng, kế toán. Hầu hết các khóa học đều kéo dài 6 tháng, tuy nhiên một số khóa học kéo dài 12 tháng. Tất cả các khóa học đều được cấp chứng chỉ quốc gia, do tổng cục dạy nghề thuộc bộ lao động thương binh xã hội cấp.
- Trung tâm đào tạo kỹ thuật Thủ Đức/ trung tâm dạy nghề Hà tây. Trung tâm đào tạo kỹ thuật Thủ Đức tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và một Trung tâm dạy nghề tại thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây gần Hà Nội ban đầu được thành lập chỉ để dạy nghề cho người khuyết tật. Hiện nay cả hai đều là trung tâm hòa nhập, gồm các học viên là những người không khuyết tật, học viên nghèo, trẻ mồ côi và con em cựu chiến binh. Các trung tâm này tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn tới 24 tháng.
Cả hai trung tâm đều dạy học và bố trí chỗ ở miễn phí cho học viên tại ký túc xá của trung tâm. Các ngành nghề đào tạo gồm: May, sửa chữa ô tô xe máy, điện tử, điện và tin học văn phòng. Các khóa đào tạo được cấp chứng chỉ quốc gia do tổng cục dạy nghề cấp.
- Trung tâm bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi của sở lao động thương binh xã hội: Hầu hết các tỉnh đều có ít nhất một Trung tâm bảo trợ xã