Đánh giá nhận xét về:
3.1.1. Về Chính sách
Chính sách về dạy nghề cho người khuyết tật. Nhà nước để chú trọng đến: - chính sách dạy nghề, trong đó ưu đãi các cơ sở dạy nghề dành cho người khuyết tật như được miễn giảm một số loại thuế, cho vay ưu đãi..
- Hỗ trợ người khuyết tật học nghề bằng việc trợ cấp tiền học phí, đi lại, ăn ở
- Hỗ trợ giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật bằng mức trợ cấp theo pháp luật quy định.
Các chính sách trên mà nhà nước ta đề ra là hết sức đúng đắn, thiết thực. Tuy nhiên trong việc triển khai vẫn còn một số bất cập, chưa hộp lý. Cụ thể như sau:
- Vấn đề dạy nghề: việc lựa chọn nghề để dạy nên gắn kết với đầu ra là tạo việc làm, các chỉ tiêu và các hướng dạy nghề nên phân biệt dạy nghề để có nghề ổn định kiếm sống với dạy để phổ cập nâng cao kiến thức. Thí dụ, dạy nghề may thêu thì hướng cho người học có một định hướng nghề là nghề kiếm sống được, nhưng dạy tin học mà thời gian có 3 tháng sao gọi là nghề và sao xin được việc làm với trình độ kiến thức còn thấp - cái đó mới chỉ gọi là phổ cập kiến thức CNTT đến với NKT, điều này còn lẫn lộn khi coi đó là dạy nghề.
Vì vậy chỉ tiêu dạy nghề và nghề gì thiết thực cho NKT có được cuộc sống ổn định bằng nghề đã được đào tạo nhằm tránh lãng phí là vấn đề cần bàn đối với cấp phân bổ kế hoạch chỉ tiêu dạy nghề.
- Thời gian dạy các nghề dành cho NKT nên nghiên cứu lại bởi NKT có nhiều khó khăn khi học nghề như: đa dạng khuyết tật, trình độ văn hóa thấp, thời gian thực tập đòi hỏi dài hơn học lý thuyết, do vậy không thể áp dụng đồng loạt các nghề như nhau 3 tháng hoặc 6 tháng, điều này đòi hỏi cần phải có nghiên cứu cụ thể.
- Chưa có chính sách tư vấn, hỗ trợ người khuyết tật tại nơi làm việc. Hầu hết chỉ dừng lại ở việc dạy nghề và tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm. Như vậy là hoàn thành trách nhiệm còn tại nơi làm việc người khuyết tật có hòa nhập được hay không, có được tạo điều kiện phù hợp hay không thì vẫn còn bị bỏ ngỏ. Dẫn tới tình trạng nhiều người khuyết tật đã đi làm nhưng sau đó lại bỏ việc, tái thất nghiệp.
* Chính sách cho người khuyết tật vay ữu đãi mặc dù được quy định cụ thể rõ ràng trong luật, nghị định và các văn bàn hướng dẫn nhưng trong quá trình thực hiện, số lượng người khuyết tật được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội chưa nhiều. Thống kê chưa chính thức tại quận Hai Bà Trưng là chưa đến 2%. Có nhiều nguyên nhân trong đó tâm lý kỳ thị, thiếu tin tưởng của chính cán bộ quản lý e sợ người khuyết tật không thể hoàn trả được vốn vay là có. Nhưng chủ yếu là do việc triển khai diễn ra theo từng đợt đến cấp cơ sở là xã, phường, tại cấp cơ sở có thể do chưa hiểu đúng hoặc ý thức đầy đủ chủ trương của nhà nước nên không công bố một cách rộng khắp đến từng cá nhân người khuyết tật khiến cho không phải người khuyết tật nào cũng nắm bắt được thông tin. Thông thường các dự án cho vay sẽ triển khai đến UBND, các ban ngành đoàn thể cấp xã, phường để cấp này phổ biến đến các đối tượng thuộc diện được cho vay, thống kê nhu cầu và hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ vay vốn. Thông thường, ngay ở khâu này cũng đã phụ thuộc hoàn toàn vào sự phổ biến, tuyên truyền của cấp phường,
xã...bản thân người khuyết tật và hộ gia đình có người khuyết tật không chủ động nắm bắt được thông tin, mà dù có biết được thông tin thì số lượng được cho vào danh sách, được hướng dẫn và tạo điều kiện cũng rất hạn chế, phụ thuộc vào thiện chí và đánh giá chủ quan của cấp cơ sở. Quá trình thẩm tra, đánh giá dự án cũng rất khắt khe. Ngân hàng chính sách xã hội dành rất nhiều vốn ưu tiên cho các đối tượng như người nghèo, học sinh sinh viên, dân tộc thiểu số... nhưng thường dè dặt với đối tượng là người khuyết tật do e dè khả năng hạn chế của họ khiến cho ngân hàng không thu hồi được vốn, phải khoanh nợ, giãn nợ thậm chí xóa nợ.
Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho việc các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người khuyết tật vẫn còn rất hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn vay.
Bởi vậy để người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi cần cải thiện cơ chế thực thi chính sách nói trên bằng cách tuyển rộng rãi, công khai về điều kiện, thủ tục được vay vốn đến những người khuyết tật và gia đình của họ. Do người khuyết tật ít có điều kiện đi lại, tiếp xúc với thông tin liên lạc chậm và yếu hơn người không khuyết tật nên việc phổ biến thông tin phải đảm bảo đến được với người khuyết tật có nhu cầu.
Hai là phải thay đổi tư duy của chính những người cán bộ làm công tác xét duyệt vay vốn. Bởi lẽ họ vẫn còn có tư tưởng kỳ thị, không tin tưởng vào khả năng của người khuyết tật dẫn đến còn e dè trong việc xét duyệt cho vay vốn đối với trường hợp là người khuyết tật.
* Chính sách ưu đãi các doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật, hiện nay việc thực thi chính sách trên chưa thật sự hiệu quả. Rất nhiều doanh nghiệp có sử dụng người lao động khuyết tật vào làm việc đến 30% tổng số lao động nhưng vẫn khó để nhận được những ưu đãi về thuế và những hỗ trợ khác của nhà nước như trong pháp luật quy định. Bởi lẽ như trên đã
phân tích thủ tục để làm hồ sơ xin miễn giảm thuế là rất nhiêu khê phức tạp và còn phải gia hạn thương xuyên mỗi năm. Những công việc mang tính thủ tục hành chính trên cũng sẽ làm mất thời gian và tiền bạc không nhỏ của doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp không mấy thiết tha với những chính sách khuyến khích sử dụng người lao động khuyết tật của nhà nước. Vô hình chung, chính sách trên không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Mặt khác trong luật thuế và một số luật liên quan cũng không quy định rõ về vấn đề này, việc phối kết hợp giữa bộ lao động thương binh xã hội, cơ quan thuế và các cơ quan ban ngành khác còn chậm và yếu trong việc thực thi triển khai chính sách trên.
3.1.2. Về pháp luật
Nhìn chung các quy định liên quan đến quyền làm việc của người khuyết tật khá toàn diện, đầy đủ, từ nhóm các quy định về học nghề, việc làm, đến quy định riêng về các cơ sở dạy nghề, cơ sở kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật. Quy định về thơi giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cá hành vi nghiêm cấm đối với việc sử dụng lao động khuyết tật.... như đã phân tích ở chương 2. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm bất cập, hạn chế, cụ thể như sau:
- Vấn đề dạy nghề: việc lựa chọn nghề để dạy nên gắn kết với đầu ra là tạo việc làm, các chỉ tiêu và các hướng dạy nghề nên phân biệt dạy nghề để có nghề ổn định kiếm sống với dạy để phổ cập nâng cao kiến thức. Thí dụ, dạy nghề may thêu thì hướng cho người học có một định hướng nghề là nghề kiếm sống được, nhưng dạy tin học mà thời gian có 3 tháng sao gọi là nghề và sao xin được việc làm với trình độ kiến thức còn thấp - cái đó mới chỉ gọi là phổ cập kiến thức CNTT đến với NKT, điều này còn lẫn lộn khi coi đó là dạy nghề.
Vì vậy chỉ tiêu dạy nghề và nghề gì thiết thực cho NKT có được cuộc sống ổn định bằng nghề đã được đào tạo nhằm tránh lãng phí là vấn đề cần bàn đối với cấp phân bổ kế hoạch chỉ tiêu dạy nghề.
- Thời gian dạy các nghề dành cho NKT nên nghiên cứu lại bởi NKT có nhiều khó khăn khi học nghề như: đa dạng khuyết tật, trình độ văn hóa thấp, thời gian thực tập đòi hỏi dài hơn học lý thuyết, do vậy không thể áp dụng đồng loạt các nghề như nhau 3 tháng hoặc 6 tháng, điều này đòi hỏi cần phải có nghiên cứu cụ thể.
- Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Hiện nay không có báo cáo thống kê nào nêu được con số chi tiết về việc có bao nhiêu người khuyết tật bị lạm dụng làm thêm giờ, bị bóc lột sức lao động. Nhưng có thể thấy cơ chế, chế tài để kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định trên hiện chưa có. Khi tại doanh nghiệp không có cơ chế xác định mức độ khuyết tật xem đã đến 51% chưa thì không có căn cứ để tính là có phải làm thêm giờ hay không. Nếu có hiện tượng làm thêm giờ thì cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra kiểm tra, giám sát và sử phạt. Đây chính là lỗ hổng cần phải được lấp đầy. Cần phải giao cho công đoàn chức năng giám sát hoạt động này và nếu có vi phạm xảy ra, công đoàn sẽ có kiến nghị nên cơ quan có thẩm quyền để có hành vi xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.
3.1.3. Về thể chế
Như đã phân tích ở trên, thể chế thực hiện các vấn đề về người khuyết tật nói chung và vấn đề quyền làm việc của người khuyết tật nói riêng, nổi bật lên vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh / thành phố. Đây là cơ quan đầu mối tập trung và phân bổ nguồn ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ người khuyết tật. Trong khi cơ quan chịu trách nhiệm ngành dọc là bộ lao động và thương binh xã hội mới là cơ quan chủ trì, thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến người khuyết tật. Chính vì sự chồng chéo về nhiệm vụ, chức năng, thiếu thống nhất đó mà có hiện tượng mặc dù chủ chương của bộ lao động thương binh xã hội là ưu tiên phát triển giáo dục hòa nhập nhưng phần lớn ngân sách của ủy ban nhân dân dành cho việc giáo dục đối với người khuyết tật lại dùng để đầu tư cho các cơ sở giáo dục chuyên biệt.