Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn ths lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật 60 38 01 (Trang 30 - 33)

1.2.2.1 .Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai

1.2.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

Luật Đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc về ba nhóm chủ thể đó là Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân các cấp.

Theo quy định Khoản 2 Điều 138 Luật đất đai năm 2003, đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai do cơ quan có thẩm quyền ban hành mà đương sự khơng đồng ý thì có quyền khiếu nại. Nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện đã giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện quyết định hành chính ra Tồ án nhân dân hoặc khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, và quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng. Theo quy định này, sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có hai con đường để lựa chọn khi thực hiện quyền khiếu nại đó là thơng qua cơ quan hành chính ( khiếu nại tiếp đến chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc thông qua cơ quan tư pháp (khởi kiện ra tòa án nhân dân). Tuy nhiên, khi đương sự tiếp khiếu đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì

quyết định giải quyết khiếu nại thì đó là quyết định giải quyết cuối cùng, người khiếu nại khơng có quyền khởi kiện ra Tịa hành chính nữa. Mặt khác, nếu chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện thì dù đương sự có đơn khởi kiện ra tịa hành chính, tịa cũng sẽ không thụ lý. Quy định này của Luật thể hiện rất rõ vai trò của cơ quan hành chính trong quản lý đất đai cũng như giải quyết khiếu nại về đất đai lần đầu. Đặc điểm giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính là được thực hiện theo trình tự do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, dựa trên cơ sở những căn cứ do chủ thể khiếu nại cung cấp và do cơ quan hành chính trong q trình xác minh thu thập được. Trong q trình giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý đất đai vào việc thu thập, xác minh các căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai trái pháp luật. Do vậy, việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về cơ quan hành chính là có cơ sở xác đáng bởi lẽ: cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ về quản lý đất đai có trong tay đầy đủ thơng tin, số liệu, hồ sơ địa chính về từng thửa đất cũng như nắm rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng, hiện trạng sử dụng đất. Hơn nữa, khiếu nại về đất đai thường mang tính chất phức tap, bức xúc, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, an tồn xã hội nên cần phải được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời. Nếu các vụ việc khiếu nại lần đầu giao ngay cho Tòa án nhân dân giải quyết họ sẽ không chủ động được các thông tin, số liệu liên quan đến việc quản lý đất đai. Cơ chế giải quyết khiếu nại có liên quan đến đất đai hiện nay, theo Luật Đất đai quy định sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan hành chính, nếu chủ thể khiếu nại khơng đồng ý thì có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân. Hai cơ quan này đóng vai trị người thứ ba đứng ra xem xét lại toàn bộ vụ việc. Điểm b khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai

2003 quy định trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tịa án nhân dân. Như vậy, đối với các khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì chỉ được giải quyết một lần, nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết đó chỉ có một con đường duy nhất là khởi kiện ra Tòa án nhân dân.

Đối với cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay, Luật Đất đai quy định trường hợp quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng thì chấm dứt khiếu nại và Luật Khiếu nại, tố cáo quy định chỉ xem xét quyết định cuối cùng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc quy định như trên đã phần nào làm hạn chế quyền khiếu nại của cơng dân. Thực tế đã có trường hợp phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh sai. Khi đó để khắc phục hậu quả là vấn đề rất khó khăn.

Việc trao quyền cho Tịa án có quyền thụ lý xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan hành chính khi đương sự có yêu cầu là điểm tiến bộ trong quá trình xây dựng luật. Tuy nhiên, Tòa án chỉ vào cuộc khi chủ thể khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh và có đơn khởi kiện ra Tịa án theo quy định của pháp luật. Trên thực tế nghiên cứu cho thấy, phần lớn các chủ thể khiếu nại khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đều tiếp khiếu lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Chủ thể khiếu nại chọn con đường tiếp khiếu đến cơ quan hành chính cấp trên hơn việc khởi kiện ra Tồ án, vì ra Tồ phải chịu án phí, đủ thủ tục và qua các cấp của Tồ

xét xử nếu có kháng án. Do đó, hầu hết người khiếu nại quyết định hành chính tiếp khiếu lên cơ quan hành chính có thẩm quyền của cấp trên, hết cấp tỉnh lên cấp Trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn ths lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật 60 38 01 (Trang 30 - 33)