VIỆT NAM.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa, ngay từ những năm 60, Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quấ độ lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện chủ
trương chiến lược đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách cho phát
triển công nghiệp.Đặc biệt trong những năm đổi mới Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chế độ và chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH, tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, cho đến nay việc xây dựng các chính sách cho phát triển
công nghiệp vẫn còn là vấn đề rất mới đối với ta cả về lý luận và tổ chức
thực hiện. Về phương diện lý luận, chúng ta đã tiến hành xây dựng nhiều
chính sách phát triển công nghiệp, song do mục tiêu và nội dung chưa bo hàm đầy đủ các lĩnh vực, nên trong chỉ đạo thực hiện kết quả còn hạn chế.
Biểu hiện là còn một số chính sách và phương diện khuyến khích đưa ra còn thiếu nhất quán, việc tổ chức chỉ đạo triển khai còn chưa đồng bộ.
Trước yêu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH nhằm thúc đẩy xuất khẩu và phát triển kinh tế, cần phải xây dựng một cách có căn cứ khoa học chính sách
phát triển công nghiệp ở nước ta. Liên quan tới những vấn đề này cần nhanh
chóng giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Một là, để có một chính sách phát triển công nghiệp theo hướng đẩy nhanh
quá trình CNH, HĐH cần phải có một công trình nghiên cứu hệ thống về
các chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam, trên cơ sở vận dụng
kinh nghiệm của các nước và phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta.
Hệ thông các chính sách này phải bao gôm một số ngành công nghiệp then
chốt như: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, hoá chất cơ bản và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- Hai là, trong chương trình nghiên cứu đó cần xác định rõ mục tiêu của
từng thời kỳ để từ đó có sự đầu tư đúng đắn cho từng ngành công nghiệp, tưng vùng và từng loại quy mô thích hợp.
- Ba là, phải hoạch định lại các ngành công nghiệp , lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm thúc đẩy xuất khẩu phù hợp với điều kiện nước
ta và tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới, từ đó đánh giá xây
dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách và phương tiện khuyến khích
phát triển công nghiệp có hiệu quả.
- Bốn là, đổi mới hình thức tổ chức, triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm soát và môi trương pháp lý thực hiện chính sách phát triển công nghiệp từ Trung ương đến địa phương và cơ sở, trong toàn bộ hệ thôngs công nghiệp cung như trong từng ngành, đặch biệt là các ngành được lựa chọn ưu tiên
phát triển cho những năm tới.
KẾT LUẬN.
Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu
tổng quan về công nghiệp trên phương diện và thực tiễn, làm nền tảng cho
việc nghiên cứu các chính sách kinh tế khác như chính sách của ngành công nghiệp thép, ngành dệt may, ngành chế biến nông lâm hải sản, ngành điện tử
Trên cơ sở lý luận của chính sách công nghiệp, kinh nghiệm của Nhật
bản và các NIEs, thực trạng chính sách công nghiệp Việt Nam. Trong thời
gian thực tập tại Vụ Công nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tôi đã nghiên cứu chuyên đề “ Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 – 2020”.
Chuyên đề là kết quả thu được trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học, quá trình tìm hiểu thực tiễn qua các tài liệu nghiên cứu và đặc biệt là sự
tận tình giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn: Nguyễn Tiến Dũng và Cán bộ
hướng dẫn: Lê Thuỷ Chung.
Qua thời gian tìm hiểu cho thắy chính sách phát triển công nghiệp Việt
Nam trong thời gian qua đã phát huy vai trò của mình, công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Song qua đó cũng thấy được những hạn chế
của chính sách phát triển công nghiệp.
Những giải pháp và kiến nghị đưa ra với mong muốn chính sách phát
triển công nghiệp Việt Nam có thể có được những bước tiến xa hơn giúp cho
công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển lên tầm
cao mới.
Tuy nhiên, đó chỉ là những suy nghĩ chủ quan của bản thân, rất mong có được sự phê bình, hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo và các cô chú làm
việc tại Vụ Công nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chuyên đề mang tính thiết
thực hơn.
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo
Nguyễn Tiến Dũng và cán bộ hướng dẫn Lê Thuỷ Chung đã giúp đỡ tôi hoàn
thành chuyên đề này.