Đánh giá về chính sách công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020” ppsx (Trang 47 - 50)

II. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (1990-2000)

K ết luận về tình hình phát triển chung.

2.2. Đánh giá về chính sách công nghiệp

a. Về chính sách cơ cấu công nghiệp .

- Có thể nói, cơ cấu ngàng kinh tế kỹ thuật của công nghiệp Việt Nam đến nay là bất hợp lý. Sự không hợp lý ở đây thể hiện trên 2 mặt. Một mặt, là sự phát triển quá dàn trải trên mọi ngành kinh tế – kỹ thuật, mội ngành công nghiệp đều có ở Việt Nam nhưng lại không có một ngành nào trở thành thế

mạnh để tạo được hình ảnh trên thương trưởng, ngay cả ở thị trường trong nước. Mặt khác, các ngành công nghiệp nặng lậi tập trung phát triển quá khả năng và không còn phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế đã gây nên sự lãng phí về nguồn lực. Có thể đánh giá chung đây là một cơ cấu công nghiệp dàn trải, thiếu mũi nhọn và kém hiệu quả.

- Cơ cấu quy mô.

Công nghiệp Việt Nam không có các cơ sở có quy mô lớn mà chủ yếu ở dạng quy mô vừa, do một thời gian dài Việt Nam chỉ phát triển công nghiệp

quốc doanh . Kể từ khi đổi mới, vắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp nhỏ của

tư nhân và cơ cấu quy mô thay đổi khá rõ nét theo hướng tăng cacs doanh

nghiệp nhỏ. Do đó , cần thiết phải có chính sách phát triển mạnh doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển mạnh công nghiệp ở các vùng nông thôn, miền núi đểthúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn, tạo sự

phát triển cân đối cơ cấu vùng. Đây là hướng lâu dài để giải quyết các vấn đề

ô nhiễm môi trường, vấn đề đô thị hoá và sự quá tải của các thành phố lớn.

- Cơ cấu sở hữu công nghiệp

Tong suốt thời gian dài phủ nhận sở hữu tư nhân dẫn đến các nguồn

lực tư nhân không được huy dộng vào sản xuất công nghiệp. Kể từ khi có chính sách đổi mới, cơ cấu này đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ chưa kịp thời và đồng bộ nên khu vực tư nhân còn rất hạn

chế. Khu vực này cần được đặc biệt khuyến khích phát triển mới có thể nhanh

chóng tham gia giải quyết các vấn đề việc làm cũng như tạo nên sức sản xuất

và tiêu dùng trong nền kinh tế .

Nền kinh tế tập trung đã tạo ra một tâm lý “tự chủ” thái quá dẫn đến

các doanh nghiệp có xu hướng được tổ chức theo kiểu “khép kín”. Kiểu cơ

cấu này làm cho doanh nghiệp lớn mà không mạnh, chậm có cơ hội đầu tư đổi

mới, tính chuyên môn hoá bị gi phạm và cuối cùng là chất lượng thấp.

Sự đánh giá này là rất cần thiết để có thể hoàn chỉnh một chính sách

phát triển công nghiệp trong tương lai, bởi vì tư duy kiểu “khứp kín” quá trình sản xuất công nghiệp trong một doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến.

b. Về chính sách lựa chọn sản phẩm trong phát triển công nghiệp.

Thực hiện chủ trương xây dựng một nền kinh tế tự lập tự cường, trong

suốt một thời gian dài chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng được coi như nền tảng của chính sách công nghiệp. Đặc biệt chính sách ưu tiên phát

triển công nghiệp nặng lại được phát động trong hoàn cảnh nền kinh tế khan

hiếm các nguồn lực. Chính sách này làm cho đầu tư tập trung vào các ngành

mà quá trình sinh lợi chậm, hơn thế nữa, khan hiếm các nguồn lực thì công nghệ của nó ở mức độ thấp, thiếu đồng bộ và kết quả là nền kinh tế được

trang bị các tư liệu sản xuất có trình độ kỹ thuật thấp kém. Điều đó tất yếu

dẫn đến tình trạng là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra các sản phẩm

chất lượng thấp, không thực hiện được ngay cả chính sách thay thế nhập

khẩu.

Trong thời gian tới cần đẩy mạnh đầu tư để phát triển khu vực công

nghiệp chế biến hàng tiêu dùng, dịch vụ công nghiệp để nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển thị trường.

c. Về các chủ thể quyết định cho sự phát triển công nghiệp Việt Nam.

Qua thăm dò ý kiến chuyên gia thì 85% cho rằng Chính phủ giữ vai trò quyết định sau đó là người gỏ gốn, các tổ chức và cá nhân nước ngoài và cuối cùng đến các hiệp hội ngành. Điều này phản ánh trong phát triển công nghiệp,

thương mại của Việt Nam hiện nay, khu vực Nhà nước vẫn đóng vai trò chi

phối.

Đúng là Chính phủ là người đóng vai trò quyết định nhất trong việc

hoạch định chính sách công nghiệp. Song trong sự phát triển của bản thân

ngành công nghiệp thì loại hình doanh nghiệp nào đóng vai trò quan trọng

Thực tiễn hoạt động của công nghiệp Việt Nam trong những năm qua

cho thấy, trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của

Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư cước ngoài tại Việt Nam là các loại hình doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thu hút lao động

làm việc nhiều hơn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp

công nghiệp Nhà nước. Trong khi đó môi trường chính sách và luật pháp cho

sự phát triển của khu vực ngoài quốc doanh mặc dù đã có nhiều cải thiện

nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách

phát triển công nghiệp Việt Nam phải tính toán đến vấn đề này.

e. Về lựa chọn bạn hàng thương mại với các nước

Trong suốt thời gian dài, quan hệ thương mại Việt Nam gắn liền với

một khu vực duy nhất dẫn đến sự lệ thuộc vào khu vực này. Chính sách ưu

tiên thương mại với một khu vực đã vô hình chung đi ngược lại mong muốn

phát triển tự chủ, không những thế, sự yếu kém của khu vực truyền thống trước đây (Liên xô và các nước ĐôngÂu) đã làm cho sản phẩm hàng hoá chậm đổi mới theo yêu cầu của tiêu dùng, ít khả năng tham gia các khu vực

thị trường khác. Chính vì vậy, đẩy mạnh thương mại đa phương như là một phương thức hữu hiệu để phát triển công nghiệp.

f. Về các chính sách và công cụ hỗ trợ phát triển công nghiệp.

Hệ thống công nghiệp không thể vận hành tốt nếu thiếu hệ thống đồng

bộ các chính sách hỗ trợ. Đây thực sự đang là vấn đề rất cần được nghiên cứu

tháo gỡ để thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Hiện nay, những chính sách này của Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, cải cách bước đầu để phù hợp với điều kiện đổi mới nền kinh tế,

chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Một số chính sách đang được quan tâm đó là :

- Chính sách vốn.

- Chính sách công nghệ.

- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020” ppsx (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)