Xu hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020” ppsx (Trang 51 - 53)

I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG.

1. Xu hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam trong những năm tới.

năm tới.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá để đến năm 2020 về cơ bản là một nước công nghiệp. Công cuộc đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mới.

Có 3 vấn đề đối với Việt Nam trong quá trình phát triển nền công nghiệp của

mình.

- Một là, quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Việt Nam diễn ra

vào thời kỳ kinh tế tri thức, trong đó có nhiều nước trên thế giới đã trở thành

nước công nghiệp phát triển,nhiều cước đi vào giai đoạn hậu công nghiệp. Chính điều này vừa tạo ra cơ hội cho nước ta có thể tiếp thu được những

thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhất của thế giới để đi

nhanh, phát triển rút ngắn, nhưng cũng tạo ra thách thức, nguy cơ cho sự tụt

hậu, nếu ta không tận dụng dược những thành tựu khoa học hiện đại đó.

- Hai là, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhậpkt thế giới và khu vực đã tạo nên một mặtbằng về cơ hội đẩu tư, thương mại và chuyển giao

công nghệ giữa các nước, đồng thời cũng là một thách thức đối với các nước. Cơ hội mới cho Việt Nam là có thể tranh thủ được cốn, khoa học công ngệ

hiện đại, kinh nghiệm quản lý các nước đi trước. Song những thách thức đặt

ra cũng rất lớn. Bởi lẽ, hội nhạp quốc tế là quá trình đòi hỏi Việt Nam phải

loại bỏ dần các hàng rào thuế quan trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc

tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước từ mức thấp đến mức cao.

Chẳng hạn theo cam kết đến 2006 để tham gia vào AFTA, Việt Nam phải

chấp nhận các mức thuế quan từ 0% đến 5% cho hàng hoá của các nước nhập

vào Việt Nam, đồng thời, hàng hoá của Việt Nam cũng được hưởng những quy định như vậy khi xuất khẩu vào các nước thành viền trong khối. Trong

bối cảnh trình độ sx, kinh doanh của Việt Nam còn thấp, phải dựa vào sj bảo

hộ của hàng rào thuế quan để tồn tại thì những quy định đó là sự thách thức

rất lớn đối ới các doanh nghiệp Việt Nam.

- Ba là, Việt Nam đẩy mạnh jpt công nghiệp trong điều kiện về cơ bản

vẫn còn là một nước công nghiệp lạc hậu. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ III, Việt Nam đã coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt

thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó, Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương để ccn hoá cần ưu tiên jpt công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ

sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Đến Đại hội VIII, Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh để công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Với đường lối công nghiệp hoá đó, 40 năm qua Việt Nam đã có đươc

một số thành tựu nhất định trong phát triển công nghiệp, tạo lâpj được một số cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Chính vì vậy việc đẩy mạnh công

nghiệp hoá của Việt Nam ở giai đoạn hiện nay hông phải là từ chỗ chưa có gì, từ số không để đi lên. Tuy nhiên, thức tế chỉ ta là, qua 40 năm, những bước

tiến về sự phát triển công nghiệp cồn rất chậm, sự thành công của chính sách

phát triển công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Xuất thân từ một nước nông

nghiệp, sau 40 năm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến nay 76% dân

số Việt Nam vẫn sống trong nông thôn, vẫn là người nông dân sản xuất nhỏ,

tự cấp tự túc. Trên pjhạm vi quốc tế, Việt Nam vẫn là một nước kém phát

triển.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020” ppsx (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)