2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát của cấp uỷ
2.3.8. Phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra giám sát
Thứ nhất, Huyện ủy chỉ đạo cơ quan chuyên môn tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức thích hợp về việc phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nói riêng; phản ánh về gương người tốt, việc tốt của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát của đảng, vừa phê phán những trường hợp lợi dụng dân chủ, tố cáo để vu cáo tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nhằm mục đích vụ lợi hoặc gây phức tạp tình hình.
Thứ hai, Huyện ủy lãnh đạo cấp uỷ cơ sở, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ huyện bằng nhiều hình thức tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng: tổ chức
hòm thư, tổ chức tiếp dân, thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội...). Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lấy ý kiến góp ý, phản ánh của nhân dân về tình hình cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, trong đó có dấu hiệu vi phạm để xem xét, giải quyết từ trong chi bộ, ngay tại cơ sở. Thực hiện tốt quy chế dân chủ là điều kiện để quần chúng kiểm tra, hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên, là hình thức hữu hiệu để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Thứ ba, Huyện ủy chỉ đạo các ban tham mưu của Huyện uỷ, tổ chức đảng thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân. Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân theo quy định; kịp thời chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cán bộ, đảng viên diện cấp uỷ quản lý.
Thứ tư, sớm ban hành quy chế về bảo vệ, động viên, khen thưởng người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, người tố cáo đúng. ban hành quy chế Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; quy chế công khai việc tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của nhân dân và kết quả sửa chữa, khắc phục khuyết điểm của cán bộ, đảng viên.
KẾT LUẬN
Quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà đó là quyền lực được nhân dân ủy quyền. Trong quá trình vận động, phát triển, quyền lực nhà nước có xu hướng bị tha hóa, dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại cho xã hội, cho nhân dân. Việc lạm dụng quyền lực của một số cán bộ trong các cơ quan nhà nước là một trong các nguyên nhân chủ yếu làm cho quyền lực chân chính chuyển hoá thành quyền lực không chân chính.Vì vậy, từ lý luận cũng như thực tiễn lịch sử rút ra một nguyên tắc có tính tất yếu là quyền lực nhà nước cần phải được kiểm soát. Kiểm soát quyền lực nhà nước để đảm bảo quyền lực nhà nước được sử dụng đúng mục đích, được thực thi hiệu quả, để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền.
Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước ta đã tạo thành một cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm sát,... từ Trung ương đến cơ sở, trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương mọi mặt của đời sống xã hội và là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Ở nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, do nhiều chủ thể tiến hành, với phạm vi, đối tượng, tính chất khác nhau đó là: hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân các cấp; hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước thẩm quyền chung (thanh tra, kiểm tra của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp); kiểm tra, giám sát của Đảng; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát nhân dân; kiểm tra báo cáo quyết toán ngân sách của kiểm toán nhà nước; kiểm tra, kiểm soát của lực lượng công an nhân dân; thanh tra nhân dân,... Hoạt động của mỗi cơ quan đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Công tác kiểm tra như “ngọn đèn pha” vừa để giúp cho việc lãnh đạo đúng đắn, vừa ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước các cấp.
Huyện ủy, các tổ chức cơ sở đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ huyện Đông Sơn luôn coi trọng coi trọng công tác kiểm tra, giám sát; đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đạt được một số kết quả quan trọng góp phần ngăn ngừa, hạn chế sự lạm quyền, lộng quyền của cán bộ, đảng viên; thúc đẩy việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của huyện. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát của Huyện ủy, các tổ chức cơ sở đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ huyện còn không ít hạn chế cần phải khắc phục. Những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ở huyện là bài học cho công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, các tổ chức cơ sở đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ huyện trong thời gian tới.
Luận văn đã khái quát những nét cơ bản nhất về công tác kiểm tra, giám sát của Huyện ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở huyện Đông Sơn trong hơn nửa nhiệm kỳ qua. Kết quả khẳng định, Huyện uỷ, các tổ chức cơ sở đảng đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, hạt nhân chính trị trong xây dựng đời sống văn hoá xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Công tác xây dựng Đảng, hoạt động của chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội từng bước chuyển biến, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu và nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII Huyện ủy, các tổ chức cơ sở đảng, Uỷ ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ huyện cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, coi đó là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị và các chương trình, kế hoạch công tác của cấp uỷ.
Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng đang đặt ra những yêu cầu hết sức nặng nề đối với công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ các cấp trong Đảng bộ huyện. Công tác kiểm tra giám sát cần phải được tăng cường và đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng hiện nay. Huyện ủy, các tổ chức cơ sở đảng, Uỷ ban kiểm tra các cấp, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ huyện cần nhận thức thức sâu sắc, có quyết tâm chính trị cao về công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa sai phạm trong đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXIII đã đề ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quyết định số 46 – QĐ/TW, ngày 01/11/2011 về ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong chương VII và
Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quy định số 45 – QĐ/TW, ngày
01/11/2011 về “Thi hành Điều lệ Đảng’’, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương (2012), “Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư
khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn (2003), Lịch sử Đảng bộ
huyện Đông Sơn (1930-2000), Đông Sơn.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn (2010), Quy chế làm việc
của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn, nhiệm kỳ 2010-2015,
Đông Sơn.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn (2010), Quy chế làm việc của
Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ khoá XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015, Đông Sơn.
8. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn (2010), Quy chế phối hợp giữa Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, Ban Tổ chức Huyện uỷ, Thanh tra huyện, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Viện kiểm sát, Toà án nhân dân huyện và Văn phòng Huyện uỷ trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
9. Ban Thường vụ Huyện uỷ Đông Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra,giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng từ năm 2010 đến năm 2013, Đông Sơn.
10. C.Mác – Ph.Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị pháp lý Beclin.
11. C.Mác – Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. C.Mác – Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. 13. Lương Thanh Cường (2013), “Luận bàn về kiểm soát quyền lực nhà
nước”, Tạp chí quản lý nhà nước, (209), tr. 15-19, 40.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ V, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Đăng Dung (2004), “Hạn chế quyền lực Nhà nước”, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Đăng Dung (2012), “Hiến pháp phải là văn bản kiểm soát quyền lực nhà nước”, Tạp chí Kiểm sát, (18).
22. Nguyễn Hữu Đống (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực Nhà nước và kiểm soát quyền lực ở nước ta”, Tạp chíLý luận chính trị, (1), tr. 12-15.
23. Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm
soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Huyện uỷ Đông Sơn (2013), “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ huyện và cơ sở ở Đảng bộ huyện Đông Sơn
giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020”, Đông Sơn.
25. Phạm Thu Lan (2013), “Nét mới trong kiểm soát quyền lực”, Tạp chí
Xây dựng Đảng, (5), tr. 42, 52.
26. Đinh Văn Mậu (2009), “Kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chíQuản lý nhà nước, (165), tr. 2-8, 14. 27. Hồ Chí Minh (1985), Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Lưu Văn Quảng (2008), “Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
34. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
35. Dương Bá Thành (2004), “Thực thi quyền lực Nhà nước và một số vấn đề về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (11), tr. 22-25, 38.
36. Đào Trí Úc (2014), “Hiến pháp năm 2013 tạo ra những yếu tố mới của sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước”, Tạp chí Đại biểu
37. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2013), Công tác kiểm tra, giám sát và thi
hành kỷ luật trong Đảng, (tài liệu tập huấn nghiệp vụ), Nxb Lao động –
xã hội, Hà Nội.
38. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mat-xcơ-va.
39. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Trịnh Thị Xuyến (2008), “Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
41. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý