Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Huyện ủy với phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá (Trang 88 - 91)

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát của cấp uỷ

2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Huyện ủy với phòng

phòng chống tham nhũng

Nhiều nơi trên thế giới có tham nhũng. Ở đâu có quyền lực thì ở đó có tham nhũng. Bản chất của tham nhũng là sử dụng sai lệch quyền lực nhà nước và quyền lực công để trục lợi bất chính. Tham nhũng gắn liền với quyền lực nhà nước và những hình thức quyền lực chính trị khác, hành vi tham nhũng chỉ có thể xảy ra ở một số người có chức, có quyền nhưng đã thoái hoá, biến chất. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xà hội bằng chỉ thị, nghị quyết,

bằng công tác cán bộ và cán bộ, đảng viên..., nên hiện nay hầu hết những người có chức, thực sự có quyền là đảng viên đều chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng, nghĩa là công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có tác dụng rất quan trọng trong việc phòng chống tham nhũng. Nếu tham nhũng trước hết là tham nhũng quyền lực, thì phải có cơ chế kiểm soát quyền lực.

Để công tác kiểm tra giám sát của Huyện ủy góp phần tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong địa bàn huyện cũng như trong Đảng bô ̣, cần thực hiện toàn diện những giải pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ trong việc đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI); Luật phòng, chống tham nhũng. Kiên quyết thực hiện mục tiêu: ngăn chặn, không để xảy ra vụ việc tham nhũng lớn, nghiêm trọng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực chất.

Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng, tập trung vào các điểm mới của Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đến năm 2016.

Ba là, đẩy mạnh chỉ đạo, kiểm tra các ban của Huyện uỷ thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc phạm vi phụ trách, góp phần thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng tăng cường công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra, giám sát, cán bộ, đảng viên, kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm tham nhũng; đưa nội dung chống tham nhũng thành một nội dung của tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; nếu phát hiện có vi phạm thì

tiến hành kiểm tra hoặc báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh.

Bốn là, tăng cường chỉ đạo Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện có kết quả công tác kiểm tra, giám sát trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tập trung thực hiện tốt việc giám sát các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, trước hết là cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý để nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm từ khi còn manh nha để uốn nắn, nhắc nhở, chủ động phòng ngừa vi phạm, nếu có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra, xem xét, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh. Qua giám sát phát hiện có dấu hiệu vi phạm tham nhũng thì tiến hành kiểm tra, kết luận và xử lý kịp thời và nghiêm minh về kỷ luật Đảng; nếu có vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan pháp luật điều tra, truy tố, xét xử theo pháp luật, kiên quyết không để lại xử lý nội bộ.

Năm là, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch thu nhập và tài sản, các chế độ chính sách, tiêu chuẩn theo đúng quy định của nhà nước đảm bảo đồng bộ. Tiếp tục thực hiện phân cấp gắn liền phân quyền và tăng cường trách nhiệm cá nhân. Tập trung chỉ đạo để các cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở tiếp tục xác định phòng chống tham nhũng, lãng phí là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá thực hiện.

Sáu là, tiếp tục tập trung lãnh đạo công tác phòng chống tham nhũng trong các lĩnh vực nhạy cảm như: quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, thực hiện các chính sách xã hội và an sinh xã hội, công tác cán bộ; tăng cường công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư tố cáo; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch khắc phục sửa chữa khuyết điểm, hạn chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương

Bảy là, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp và công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tiền và tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân bị chiếm đoạt và thất thoát; kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức về phòng, chống tham nhũng ở cấp huyện.

Tám là, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm và công tác giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, đoàn thể, các tổ chức xã hội của nhân dân, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền và tổ chức, cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và mỗi cán bộ, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng; biểu dương, khen thưởng những tấm gương điển hình và có biện pháp bảo vệ người tố cáo để khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống tham nhũng.

Chín là, chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát trong tỉnh bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp, đảm bảo cho cán bộ kiểm tra có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ tinh thông, có bản lĩnh chính trị, không bị chi phối bởi mặt trái của cơ chế thị trường, đặc biệt là kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng để thực hiện có hiệu quả việc đấu tranh chống tham nhũng trong nội bộ Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá (Trang 88 - 91)