a. Gia cơng
- Nắn thẳng:
• Cốt thép trước khi cắt, uốn thì phải được sửa hay nắn thẳng.
• Đối với thép cuộn (φ≤ 10mm), ta dùng tời để nắn thẳng cốt thép. Có thể dung tời điện hay tời tay. Khi tời thép, phải bố trí một khoảng sân bẳng phẳng có chiều dài từ 30 – 50m. Cuộn thép cần nắn thẳng phải được đặt trên 1 giá có trục quay để thanh thép khơng bị xoắn.
- Cạo rỉ:
• Cốt thép trước khi gia công, lắp dựng và đổ bê tông phải được cạo rỉ.
• Có thể dùng bàn chải thép hoặc tuốt thép trong cát để làm sạch rỉ. - Đo lấy mốc:
• Trước khi cắt, uốn thanh thép phải được đo và đánh dấu để việc gia cơng được chính xác. Dấu có thể bằng phấn hoặc bằng sơn.
• Đối với những thanh thép phải gia cơng uốn, phải tính đến độ giãn dài của thép khi uốn:
• Khi uốn cong 450 thì thép dãn dài 0,5d (d là đường kính thép). • Khi uốn cơng 900 thì thép dãn dài 1d.
• Khi uốn cơng 1800 thì thép dãn dài 1,5d. - Cắt thép:
• Khi cắt hàng loạt thì chiều dài có thể lấy cỡ trên bàn cắt. hoặc lấy 1 thanh làm chuẩn để cắt những thanh sau. Thanh chuẩn phải dùng từ đầu đến cuối để tránh sai số cộng dồn:
• Cốt thép có φ ≤ 8mm, dùng kéo để cắt.
• Cốt thép có φ ≤ 18mm, dùng đục hoặc búa để cắt.
• Cốt thép có φ ≥ 18mm, dùng máy cắt, máy hàn hoặc cưa để cắt. - Uốn thép:
• Dùng vam để uốn thép có φ ≤ 8mm.
• Với thép có đường kính lớn hơn, dùng bàn để uốn. Bàn uống có thể dùng sức người hoặc tời để xoay.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CĐXD CƠNG TRÌNH: CHUNG CƯ THỦ ĐỨC - Nối hàn cốt thép:
• Nối hàn:
• Cốt thép nối bằng phương pháp hàn có khả năng chịu lực được ngay sau khi nối.
• Sử dụng cho các kết cấu đứng như cột.
• Nối buộc: Liên kết thép đai với thép dọc chịu lực bằng thép buộc 1mm.
b. Vận chuyển
- Bằng vận thăng, kết hợp với thủ công để vận chuyển từ vị trí bãi gia cơng dưới mặt bằng công trường lên sàn công tác trên cao.
- Khâu chuẩn bị: Thép thành phẩm được bó chặt thành từng bó. - Cáp buột, vật kê cần phải kiểm tra chuẩn bị đầy đủ
- Sàn công tác phải đủ rộng và đảm bảo độ chắc chắn để có thể tập kết cốt thép thành phẩm.
c. Lắp dựng
Trước khi thự hiện công tác cốt thép dầm – sàn phải nghiệm thu ván khuôn.
- Lắp dựng cốt thép dầm: chọn phương pháp lắp dựng từng phần:
• Buộc cốt thép dầm thành khung đúng với yêu cầu thiết kế. Thép lớp trên được nối vùng dưới nhịp, thép lớp dưới được nối 2 bên gối theo đúng qui phạm.
• Dọn sạch ván khn, chọn một số gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ cốt thép, đặt cốt thép chịu lực lên gỗ kê, nếu dầm có chiều dài lớn, yêu cầu phải nối thép thì phải nối ở chổ có momen uốn nhỏ nhất.
• Dùng thước gỗ vạch dấu vị trí cốt đai, sau đó luồn cốt đai vào cốt thép chịu lực, nâng 2 thanh thép chịu lực lên cho chạm khít vào 2 gốc của cốt đai, rồi buộc cốt đai vào cốt thép chịu lực, buộc 2 đầu trước, buộc dần vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên và buộc tiếp.
• Sau khi buộc xong thì hạ khung cốt thép vào ván khn, khi hạ rút dần từng thanh gỗ kê, hạ từ từ. Chú ý đặt các miếng kê vào ván khuôn.
- Lắp dựng cốt thép sàn: chọn phương pháp lắp dựng từng thanh:
• Rải cốt thép lớp dưới.
• Buộc cốt thép thành lưới bằng dây thép buộc 1(mm) tại các nút. Các nút buộc có thể bố trí buộc so le.
• Cốt thép âm, thép gia cường sẽ được tổ hợp, lắp buộc sau khi lưới thép đã cơ bản ổn định về hình học. Cốt thép âm chỉ được lắp sau khi thi công xong phần đường ống điện, nước.
• Khi buộc xong cốt thép cần đặt miếng kê để đảm bảo chiều dày lớp bê tơng bảo vệ cốt thép. Đệm kê có kích thước 50 x 50 x 20 (mm) có dây thép để liên kết buộc chắt vào lưới thép tại các nút.